Ngày 05/04/2022, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã tổ chức Tập huấn nghiệp vụ Điều tra doanh nghiệp năm 2022. Phó Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Trung Tiến tham dự và chủ trì buổi Tập huấn. Tham dự tập huấn còn có lãnh đạo và chuyên viên các đơn vị liên quan thuộc cơ quan TCTK. Buổi tập huấn được kết nối trực tuyến với điểm cầu của 63 Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các chi cục thống kê trên cả nước.
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Trung Tiến phát biểu chỉ đạo tại buổi Tập huấn
Phát biểu khai mạc buổi Tập huấn, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Trung Tiến nhấn mạnh, Điều tra Doanh nghiệp năm 2022 cuộc điều tra hết sức quan trọng của ngành thống kê, do đó cần tập trung vào một số yêu cầu, cụ thể:
Về công tác tập huấn: - Đối với các giảng viên từ Cục Thu thu thập dữ liệu và Phổ biến thông tin thống kê (Cục TTDL) và Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng (Vụ CNXD), cần tuyền đạt đầy đủ nội dung phiếu hỏi. Do đây là cuộc điều tra sử dụng phương pháp điều tra gián tiếp thông qua hình thức thu thập thông tin trực tuyến, vì vậy, các giảng viên cần truyền đạt đầy đủ dễ hiểu cũng như cách giải quyết các vướng mắc và kinh nghiệm thực tế trong quá trình điều tra. Trong quá trình thực hiện nội dung bài giảng, các giảng viên phải tích cực tương tác với các đại biểu tham dự, cần đặt các câu hỏi thảo luận và nắm bắt tiến độ của các đại biểu ở các điểm cầu để kịp thời hỗ trợ. Cục TTDL phân công công chức phụ trách các tỉnh hỗ trợ kịp thời để đảm bảo tập huấn được thông suốt và đúng tiến độ.
- Đối với các đại biểu tham dự tập huấn, cần tiếp thu đầy đủ các nội dung và yêu cầu của phương án Điều tra Doanh nghiệp năm 2022 để tổ chức chỉ đạo tốt cuộc điều tra này tại địa phương theo nội dung công việc và tiến độ được quy định. Chỉ đạo các đại biểu ở địa phương mình tham gia tập huấn đầy đủ đúng thành phần, đúng giờ. Nghiêm túc tiếp thu đầy đủ những nội dung do các giảng viên truyền tải, tích cực nghiên cứu và thực hành trên phần mềm, nếu chưa rõ vấn đề gì cần đề nghị giảng viên giải thích. Trong quá trình tập huấn, nếu có vướng mắc gì, cần liên hệ ngay với công chức phụ trách tỉnh của Cục TTDL để đảm bảo tiến độ chung của lớp tập huấn.
Về công tác tổ chức, chỉ đạo giám sát: Chất lượng của các cuộc điều tra thống kê nói chung và Điều tra Doanh nghiệp năm 2022 nói riêng cần phải luôn được nâng cao, tránh tình trạng doanh nghiệp điền sai thông tin, sai phạm vi. Vì vậy, trong cuộc điều tra này, việc kiểm tra giám sát cần được thực hiện toàn diện triệt để ngay từ việc tổ chức các lớp tập huấn đến công tác thu thập thông tin. Quá trình kiểm tra, giám sát chất lượng phiếu thu thập phải được thực hiện liên tục ngay trong quá trình thu thập thông tin.
Điều tra doanh nghiệp năm 2022 thuộc Chương trình điều tra thống kê quốc gia được ban hành theo Quyết định số 43/2016/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ để thu thập các thông tin về doanh nghiệp, hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã (gọi chung là doanh nghiệp) nhằm mục đích: Phục vụ công tác quản lý, điều hành, đánh giá và dự báo tình hình kinh tế - xã hội, lập chính sách, kế hoạch phát triển của toàn bộ nền kinh tế và từng địa phương; Phục vụ tính chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP), Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP) năm 2021, các chỉ tiêu thống kê khác thuộc Hệ thống tài khoản quốc gia và các chỉ tiêu thống kê của các chuyên ngành kinh tế; Biên soạn "Sách trắng doanh nghiệp năm 2023" và “Sách trắng hợp tác xã năm 2023”; Cập nhật cơ sở dữ liệu làm dàn mẫu của các cuộc điều tra thống kê về doanh nghiệp; Đáp ứng nhu cầu của các đối tượng dùng tin khác.
Để chuẩn bị cho Điều tra doanh nghiệp năm 2022, Phương án điều tra đã được xây dựng từ năm 2021 và được Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương ký Quyết định 966/QĐ-TCTK ban hành Phương án điều tra doanh nghiệp năm 2022 ngày 21/9/2021.
Tại buổi Tập huấn, Phương án điều tra doanh nghiệp năm 2022 đã được phổ biến tới các đại biểu tham dự với các nội dung về: Mục đích, yêu cầu điều tra; Phạm vi đối tượng, đơn vị điều tra; Loại điều tra; Thời điểm, thời gian và phương pháp điều tra; Nội dung, phiếu điều tra; Phân loại thống kê sử dụng trong điều tra; Quy trình xử lý và biểu đầu ra của điều tra; Kế hoạch tiến hành điều tra; Tổ chức điều tra; Kinh phí.
Theo đó, Điều tra doanh nghiệp 2022 được tiến hành từ ngày 15/4/2022 đến hết ngày 30/4/2022, sử dụng phương pháp điều tra gián tiếp thông qua hình thức thu thập thông tin trực tuyến, với các chỉ tiêu thu thập theo thời điểm điều tra được quy định cụ thể trong từng phiếu điều tra. Cuộc Điều tra sẽ được tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (viết gọn là tỉnh, thành phố) đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc tất cả các ngành trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC 2018) trừ 3 ngành sau: Ngành O - Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc; Ngành U - Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế; Ngành T- Hoạt động làm thuê các công việc trong các gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình (do đối tượng điều tra không phát sinh trong các ngành này). Đơn vị điều tra là các doanh nghiệp, tập đoàn và tổng công ty thực hiện cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê.
Theo đó, Điều tra doanh nghiệp 2022 được tiến hành từ ngày 15/4/2022 đến hết ngày 30/4/2022, sử dụng phương pháp điều tra gián tiếp thông qua hình thức thu thập thông tin trực tuyến, với các chỉ tiêu thu thập theo thời điểm điều tra được quy định cụ thể trong từng phiếu điều tra. Cuộc Điều tra sẽ được tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (viết gọn là tỉnh, thành phố) đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc tất cả các ngành trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC 2018) trừ 3 ngành sau: Ngành O - Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc; Ngành U - Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế; Ngành T- Hoạt động làm thuê các công việc trong các gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình (do đối tượng điều tra không phát sinh trong các ngành này). Đơn vị điều tra là các doanh nghiệp, tập đoàn và tổng công ty thực hiện cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê.
Chuyên viên Cục TTDL trình bày về Quy trình chọn mẫu và điền phiếu
Cũng tại buổi tập huấn, chuyên viên của Cục TTDL đã có bài trình bày về Quy trình chọn mẫu và hướng dẫn điền phiếu 1/DN-TB và phiếu 1/DN-MAU trong Điều tra doanh nghiệp 2022. Ngoài ra còn có nội dung và hướng dẫn ghi phiếu chuyên ngành với các ngành: Vận tải, lưu trú, du lịch lữ hành, dịch vụ gia công, FATS, tài chính, tín dụng, bảo hiểm. Nội dung cụ thể và hướng dẫn điền các phiếu chuyên ngành công nghiệp, xây dựng, vốn đầu tư, năng lượng cũng được giới thiệu tới các đại biểu tham gia tập huấn. Các đại biểu tham dự trực tuyến và trực tiếp đã đưa ra các câu hỏi, thắc mắc, góp ý để cùng nhau thảo luận trong buổi tập huấn.
Kết thúc tập huấn buổi sáng, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Trung Tiến đánh giá cao tinh thần làm việc hết sức nghiêm túc, hiệu quả của các đại biểu tham dự Tập huấn cũng như các giảng viên, đồng thời nhấn mạnh, Điều tra Doanh nghiệp năm 2022 là một trong những cuộc điều tra khó của ngành Thống kê xét từ cả góc độ lý luận và thực tiễn triển khai. Vì vậy, để đảm bảo nắm bắt đầy đủ các nội dung, sử dụng thành thạo và hiệu quả các phần mềm thu thập và quản lý thông tin điều tra Phó Tổng cục trưởng đề nghị:
- Các Cục Thống kê tiếp tục hướng dẫn các GSV, điều tra viên nghiên cứu kỹ nội dung phiếu hỏi; cách thức thu thập và ghi chép thông tin để thực hiện đúng yêu cầu nội dung điều tra như Phương án yêu cầu cũng như các nội dung theo quy định của cuộc điều tra.
- Trên cơ sở các ý kiến đóng góp tại hội nghị tập huấn, Cục TTDL và Vụ CNXD tiếp thu, hoàn thiện các tài liệu hướng dẫn.
- Cục TTDL chủ trì, đầu mối giải đáp các vướng mắc trong quá trình thực hiện điều tra; chỉ đạo các Trung tâm tin học hoàn thiện các phần mềm điều tra ngay sau khi phát hiện các sai sót/bất cập. Bất cứ thay đổi nào cũng phải được thông báo và hướng dẫn CTK thống nhất thực hiện.
- Công tác kiểm tra, giám sát điều tra cần được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, sát sao và đầy đủ.
Theo kế hoạch, buổi chiều tập huấn sẽ tập trung vào các vấn đề về công nghệ thông tin và hướng dẫn quy trình kiểm tra dữ liệu./.
- Trên cơ sở các ý kiến đóng góp tại hội nghị tập huấn, Cục TTDL và Vụ CNXD tiếp thu, hoàn thiện các tài liệu hướng dẫn.
- Cục TTDL chủ trì, đầu mối giải đáp các vướng mắc trong quá trình thực hiện điều tra; chỉ đạo các Trung tâm tin học hoàn thiện các phần mềm điều tra ngay sau khi phát hiện các sai sót/bất cập. Bất cứ thay đổi nào cũng phải được thông báo và hướng dẫn CTK thống nhất thực hiện.
- Công tác kiểm tra, giám sát điều tra cần được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, sát sao và đầy đủ.
Theo kế hoạch, buổi chiều tập huấn sẽ tập trung vào các vấn đề về công nghệ thông tin và hướng dẫn quy trình kiểm tra dữ liệu./.
Tin, ảnh: Thu Hiền