Giai đoạn 2010-2016, cùng với sự tăng lên đáng kể số lượng doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xây dựng Việt Nam tiếp tục tăng với mức tăng bình quân 7,3%/năm. Số lượng doanh nghiệp xây dựng tăng ở hầu hết các địa phương trong cả nước, kể cả theo thành phần kinh tế (riêng khu vực doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm do chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước) và ngành hoạt động. Số lượng doanh nghiệp xây dựng tăng góp phần thu hút lượng lao động và nguồn vốn tương đối ổn định, tuy nhiên, quy mô doanh nghiệp xây dựng vẫn chủ yếu là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, chiếm gần 99% trong giai đoạn 2010-2016, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp xây dựng ngoài Nhà nước. Doanh thu xây dựng ngày càng tăng nhưng chi phí cho hoạt động xây dựng tăng với tốc độ nhanh hơn, làm cho tỷ lệ doanh nghiệp có lãi ngày càng giảm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không ổn định. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước tuy ít về số lượng nhưng tỷ trọng lao động và nguồn vốn chiếm trong toàn bộ doanh nghiệp xây dựng vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng nguồn vốn của khu vực doanh nghiệp xây dựng Nhà nước vẫn ở mức trung bình, thấp hơn khu vực doanh nghiệp xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài và ngày càng có xu hướng giảm. Khu vực doanh nghiệp xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài tuy số lượng không lớn, nhưng quy mô vốn, hiệu quả sử dụng lao động cũng như thu nhập bình quân một lao động một tháng luôn đạt mức cao nhất trong cả ba khu vực doanh nghiệp.
Sự phát triển của khu vực doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng đã kéo theo nhiều lợi ích tích cực, hiệu quả xã hội được gia tăng thể hiện qua việc khu vực doanh nghiệp xây dựng đã thu hút được nhiều việc làm, thu nhập của người lao động dần được cải thiện, đóng góp cho Ngân sách Nhà nước ngày càng tăng, góp phần ổn định kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước.
Sự phát triển của khu vực doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng đã kéo theo nhiều lợi ích tích cực, hiệu quả xã hội được gia tăng thể hiện qua việc khu vực doanh nghiệp xây dựng đã thu hút được nhiều việc làm, thu nhập của người lao động dần được cải thiện, đóng góp cho Ngân sách Nhà nước ngày càng tăng, góp phần ổn định kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước.
Biểu đồ 1: Số lượng doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm
Theo kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2017, tại thời điểm 31/12/2016, cả nước có 65.306 doanh nghiệp đang hoạt động có hoạt động chính là xây dựng, chiếm khoảng 13% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong cả nước, tăng gấp 1,5 lần so với cùng thời điểm năm 2010. Nhìn chung, giai đoạn 2010-2016 số lượng doanh nghiệp xây dựng tăng nhẹ và tương đối ổn định, trung bình mỗi năm tăng 7,3%, thấp hơn tốc độ tăng bình quân chung của tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong cả nước ở giai đoạn này1. Trong đó, tốc độ tăng bình quân số lượng doanh nghiệp xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài cao nhất với 15,4%/năm, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước có tốc độ tăng bình quân 7,3%/năm, trong khi đó, khu vực doanh nghiệp xây dựng Nhà nước vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu và cổ phần hóa, do vậy có xu hướng giảm với mức giảm bình quân 5,7%/năm.
Trong giai đoạn 2010-2016, số lượng doanh nghiệp hoạt động xây dựng tăng cao ở năm 2012 và năm 2015, tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước tương ứng đạt 10,4% và 11,0%, năm 2013 đạt 6,9%, năm 2016 đạt 6,6%, năm 2014 đạt 5,9%, thấp nhất là năm 2011 với 3,1%.
Biểu đồ 2: Số lượng và tốc độ phát triển doanh nghiệp xây dựng
tại thời điểm 31/12 hàng năm
tại thời điểm 31/12 hàng năm
Về cơ cấu, khu vực doanh nghiệp xây dựng ngoài Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn và có vị trí quan trọng trong ngành xây dựng, trung bình giai đoạn 2010-2016 chiếm 98,2% tổng số doanh nghiệp xây dựng cả nước, trong đó, năm 2011 chiếm tỷ trọng 97,8%, các năm còn lại luôn chiếm từ 98,2% đến 98,4%, cụ thể năm 2010 là 98,3%, từ năm 2012-2014 giữ ổn định ở mức 98,2% và năm 2015-2016 là 98,4%. Khu vực doanh nghiệp xây dựng Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trung bình chiếm khoảng 0,8% và 1,0% trong giai đoạn 2010-2016.
Biểu đồ 3: Cơ cấu doanh nghiệp xây dựng giai đoạn 2010-2016 phân theo loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp xây dựng hoạt động tương đối ổn định, hầu như không có sự chuyển dịch cơ cấu ngành. Trong giai đoạn 2010- 2016, các doanh nghiệp xây dựng công trình nhà ở các loại chiếm tỷ trọng trung bình 49,2%, tương tự, doanh nghiệp xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng chiếm 29,9%, doanh nghiệp hoạt động xây dựng chuyên dụng chiếm 20,9%.
Doanh nghiệp xây dựng phân bố tập trung ở hai vùng kinh tế lớn của cả nước là vùng Đông Nam Bộ (chiếm trung bình 33,4% tổng số doanh nghiệp xây dựng cả nước) và vùng Đồng bằng sông Hồng (chiếm trung bình 29,5%). Đây cũng là hai vùng có tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp nhanh nhất, bình quân cả giai đoạn 2010-2016 tăng lần lượt là 7,3%/năm và 8,0%/năm, các vùng còn lại tăng dưới 7%.
Về quy mô lao động, dựa trên tiêu chí xếp loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy mô lao động, phần lớn doanh nghiệp xây dựng Việt Nam có quy mô nhỏ. Thời điểm 31/12/2016, số lượng doanh nghiệp xây dựng có dưới 10 lao động chiếm 55,7% tổng số doanh nghiệp xây dựng; có từ 10 đến 49 lao động chiếm 32,4%; có từ 50 lao động trở lên chiếm 11,9%. Số lượng doanh nghiệp xây dựng dưới 50 lao động có xu hướng tăng nhanh hơn số lượng doanh nghiệp xây dựng có từ 50 lao động trở lên. Cụ thể, năm 2011 số lượng doanh nghiệp xây dựng có dưới 50 lao động giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng mạnh trong năm 2012 (tăng gần 13% so với cùng kỳ). Giai đoạn 2013-2016, số lượng doanh nghiệp có dưới 50 lao động vẫn tiếp tục tăng với tốc độ tăng trung bình 8,4%/năm. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp xây dựng có trên 50 lao động có sự phát triển không đồng đều giữa các năm: Năm 2011 tăng 28,1% so với cùng kỳ, giai đoạn 2012-2014 giảm mạnh với mức giảm bình quân 1,5%/năm, giai đoạn 2015-2016 tăng với mức tăng bình quân 6,2%/năm. Xét theo quy mô nguồn vốn, phần lớn doanh nghiệp xây dựng Việt Nam cũng là doanh nghiệp quy mô nhỏ. Giai đoạn 2010-2016, trung bình có 83,6% số lượng doanh nghiệp xây dựng hoạt động với quy mô nguồn vốn từ 1 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng, số lượng doanh nghiệp có nguồn vốn dưới 1 tỷ đồng và trên 50 tỷ đồng chỉ chiếm 16,4%./.
(Trích ấn phẩm Kết quả hoạt động
ngành Xây dựng giai đoạn 2010 - 2016
của TCTK, NXB Thống kê 2018)
ngành Xây dựng giai đoạn 2010 - 2016
của TCTK, NXB Thống kê 2018)