Vai trò của các tổ chức thống kê quốc tế
Vai trò của các tổ chức thống kê quốc tế bao gồm: Xây dựng các tiêu chuẩn thống kê quốc tế, giới thiệu các phương pháp thực hành thống kê tốt nhất và cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật cho NSO trong các hoạt động thống kê. Với Big data, các tổ chức thống kê quốc tế có vai trò định hướng sự phát triển, khai thác, sử dụng Big data ở các quốc gia trên thế giới, nhằm đảm bảo Big data ở các quốc gia đó được thực hiện theo những chuẩn mực quốc tế, cũng như xây dựng phương pháp luận về tích hợp các dữ liệu từ Big data để bổ sung cho số liệu thống kê chính thức; tổ chức các cuộc hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm giữa các nước về Big data.
Để thực hiện vai trò trên, các tổ chức thống kê quốc tế đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo về Big data. Hội thảo đầu tiên về khai thác tiềm năng và sức mạnh của Big data với mục đích hỗ trợ sản xuất số liệu thống kê chính thức được thực hiện vào năm 2014, khi Nhóm hiện đại hóa Thống kê Chính thức của Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc đã khởi động một dự án để tạo ra Sandbox Sand (một môi trường hợp tác dựa trên web, do Trung tâm tính toán cao cấp Ailen thực hiện). Mục tiêu chính của dự án này là để các chuyên gia từ các tổ chức thống kê trên thế giới cùng nhau chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm của họ về việc sử dụng Big data cho các mục đích thống kê chính thức. Nhóm cũng đã xây dựng các loại Big data và tạo ra một kho Big data nhằm tập trung các dự án thí điểm của các tổ chức quốc gia và quốc tế liên quan đến chủ đề này.
Cũng trong năm 2014, Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc đã thành lập Nhóm làm việc toàn cầu (GWG) về Big data cho thống kê chính thức để khai thác những lợi ích, thách thức và tiềm năng của Big data, với trọng tâm là phục vụ cho hoạt động giám sát và báo cáo các mục tiêu phát triển bền vững. GWG nghiên cứu Big data nhằm đưa ra một tầm nhìn chiến lược, định hướng và điều phối chương trình toàn cầu về sử dụng các nguồn dữ liệu mới và công nghệ mới, đây là điều cần thiết cho các NSO trong bối cảnh dữ liệu đang thay đổi nhanh chóng. GWG đã đề xuất sử dụng Big data cho thống kê chính thức là nghĩa vụ của cộng đồng thống kê, dựa trên Nguyên tắc thực hành thống kê để đáp ứng nhu cầu của người dùng tin hướng đến các sản phẩm thống kê được tăng cường về số lượng và nâng cao chất lượng… GWG đã tạo ra 7 nhóm nhiệm vụ đối với Big data, đó là: (1) Quản lý, (2) Big data và Mục tiêu phát triển bền vững, (3) Tiếp cập và hợp tác, (4) Xây dựng năng lực và đào tạo, (5) Dữ liệu hình ảnh vệ tinh, (6) Dữ liệu điện thoại di động, (7) Dữ liệu truyền thông xã hội.
GWG đã thực hiện một cuộc khảo sát toàn cầu về Big data trong thống kê chính thức. Mục tiêu chính của khảo sát là kiểm tra những kinh nghiệm thực tế của NSO về Big data, xác định các mối quan tâm của NSO, từ đó đề xuất các bước để triển khai Big data trong việc hiện đại hóa quá trình sản xuất số liệu thống kê. Khảo sát này được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2015, bao gồm những câu hỏi về quản lý Big data, quá trình tìm hiểu về Big data, về truyền thông, liên kết Big data đến các Mục tiêu Phát triển bền vững, khả năng tiếp cận Big data, quyền riêng tư khi sử dụng Big data, tính bảo mật, kỹ năng, đào tạo và kinh nghiệm cụ thể khi sử dụng Big data.
Dựa trên khảo sát toàn cầu và thảo luận nhóm về Big data trong thống kê chính thức, GWG đã đề xuất ưu tiên đối với Big data: (1) Phương pháp luận và ước tính Big data, (2) Đào tạo và nâng cao năng lực và (3) Truy cập dữ liệu và các mối quan hệ đối tác trong lĩnh vực khai thác Big data.
Bên cạnh đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã đề cập cuộc cách mạng dữ liệu từ một khía cạnh khác, cụ thể là những tiềm năng để nâng cao hiệu quả và năng suất làm việc, khả năng cạnh tranh kinh tế và phúc lợi xã hội khi Big data bắt đầu chuyển đổi tất cả các ngành trong nền kinh tế, bao gồm các ngành công nghiệp công nghệ thấp và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. OECD đã giới thiệu nghiên cứu về “Đổi mới dữ liệu dựa trên dữ liệu” (DDI), được xem như là một cải tiến đáng kể đối với các sản phẩm thống kê, quy trình và phương pháp tổ chức. Tuy nhiên, báo cáo không thảo luận về tiềm năng kết hợp Big data vào thống kê chính thức và các nguồn Big data vẫn chỉ được coi là thông tin bổ sung cho sản xuất thống kê chính thức.
Cùng với OECD và GWG, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã trình bày một báo cáo thí điểm khám phá tiềm năng của Big data cho các chương trình phát triển ở các quốc gia Trung Mỹ. Báo cáo này đã đề cập đến trong quá trình thu thập Big data, những vấn đề mới xuất hiện như dữ liệu sai sót; dữ liệu giả, không có thật của Big data; các mối tương quan giả trong việc ứng dụng Big data… Do đó, những kết luận và giải thích từ việc ứng dụng các nguồn Big data có thể dẫn đến những sai lệch. Một số trường hợp nghiên cứu đã chứng minh những thách thức liên quan đến Big data và những cân nhắc về nguồn dữ liệu này cần được tính đến, từ đó thúc đẩy các thảo luận sâu hơn về loại dữ liệu này.
Tháng 1 năm 2017, Diễn đàn Dữ liệu Thế giới của Liên hợp quốc được tổ chức lần đầu tiên tại Nam Phi với sự chủ trì của Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc, sự hỗ trợ của Phòng Thống kê Liên hợp quốc của Cục Liên hợp quốc Các vấn đề kinh tế và xã hội (DESA), Nhóm cấp cao về quan hệ đối tác, điều phối và xây dựng năng lực thống kê cho chương trình nghị sự 2030 Vì sự phát triển bền vững (HLG). Diễn đàn này đưa ra lời kêu gọi nhằm hiện đại hóa quy trình sản xuất dữ liệu để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đã được công nhận và thực hiện theo Kế hoạch hành động toàn cầu về dữ liệu phát triển bền vững nhằm đánh giá, xây dựng và củng cố năng lực NSO (được Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc thông qua tại Kỳ họp thứ 48 vào tháng 3 năm 2017).
Ngoài ra, Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc (UNSD) đã phối hợp với Cơ quan phát triển Liên hợp quốc cung cấp các hướng dẫn chi tiết về Big data để NSO tham khảo, như giới thiệu những sáng tạo đổi mới dữ liệu và ủng hộ việc sử dụng các nguồn và phương pháp dữ liệu mới hoặc phi truyền thống để phát triển Big data.
Vai trò của các cơ quan thống kê quốc gia
NSO có vai trò quan trọng trong việc sản xuất số liệu thống kê chính thức, phục vụ nhu cầu số liệu của các cơ quan lãnh đạo các cấp, các ngành, các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu… Đối mặt với sự xuất hiện của Big data, vai trò của NSO chủ yếu là hợp tác nghiên cứu với các Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp phân tích Big data, các nhà khoa học dữ liệu, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đủ mạnh để có thể đưa ra một cách thức tiếp cận và sử dụng các nguồn dữ liệu Big data, xây dựng khung chất lượng, phương pháp ước tính và các vấn đề có thể gặp phải khi tiếp cập Big data.
Sự phát triển của công nghệ tích hợp kỹ thuật số đã tạo ra nhiều cách thức mới để có thể sản xuất dữ liệu tốt hơn và kịp thời hơn dựa trên các nguồn thông tin phi truyền thống. Khối lượng dữ liệu được tạo ra bên ngoài các hệ thống thống kê chính thức đang tăng nhanh hơn nhiều so với khối lượng dữ liệu mà NSO đang thu thập hiện nay; phần lớn tất cả các dữ liệu này đều được số hóa trong các tệp điện tử. Các nguồn thông tin phi truyền thống bao gồm cả dữ liệu quản trị kỹ thuật số (hồ sơ thuế và hồ sơ liên quan đến việc tham gia các chương trình chuyển giao của chính phủ) và hồ sơ được tạo trong khu vực tư nhân (dữ liệu từ tìm kiếm trên Internet, dữ liệu máy quét và dữ liệu truyền thông xã hội). Đó là các nguồn hình thành Big data cơ bản, do vậy, để khai thác Big data, NSO cần ưu tiên nghiên cứu, triển khai các dự án có liên quan đến Big data, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực thống kê giá (dữ liệu máy quét), vận tải và lao động (dữ liệu quét web), du lịch và dân số (dữ liệu điện thoại di động) và nông nghiệp (dữ liệu hình ảnh vệ tinh).
Sự hợp tác giữa NSO và các công ty phân tích dữ liệu là một trong các cách thức để có thể tích hợp Big data vào thống kê chính thức. Cùng với các công ty phân tích dữ liệu, sự hợp tác giữa NSO và các nhà nghiên cứu từ các học viện nghiên cứu cũng là phương thức hoạt động hiệu quả trong thời đại Big data. Nhờ vậy, những hiểu biết và nhận thức cụ thể hơn về những tiềm năng chưa được khai thác của các nguồn Big data sẽ được NSO phổ biến rộng khắp tới các đối tượng dùng tin. Qua đó, các chương trình nghiên cứu về Big data được thực hiện, cụ thể là xây dựng và phát triển các phương pháp thu thập dữ liệu mới; các thuật toán để phân tích dữ liệu; các công cụ, phần mềm tương thích với đặc điểm của Big data để có thể thu thập dữ liệu một cách kịp thời nhất.
Tiếp cận các nguồn dữ liệu Big data và tạo mối quan hệ đối tác với các tổ chức công và tư nhân về Big data đang trở nên quan trọng đối với NSO để hoàn thành tốt sứ mệnh thống kê trong xã hội. Cùng với Big data, NSO cần duy trì sự công bằng và độc lập trong các khâu của quá trình thống kê, đầu tư vào hoạt động cung cấp số liệu cho các đối tượng dùng tin. Từ đó xây dựng và phát triển, củng cố niềm tin vào số liệu thống kê do cơ quan thống kê sản xuất trong bối cảnh Big data hiện nay.
Tại Việt Nam, ngày 10 tháng 5 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 501/QĐ-TTg phê duyệt Đề án ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong Hệ thống thống kê nhà nước giai đoạn 2017-2025, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có mục tiêu là ứng dụng Big data vào năm 2020 để hiện đại hóa, giảm chi phí, nâng cao chất lượng và tăng cường khả năng dự báo đối với một số chỉ tiêu thống kê trong các lĩnh vực thống kê giá và thị trường bất động sản và đến năm 2025, sẽ mở rộng ứng dụng Big data trong các lĩnh vực thống kê di cư nội địa, du lịch, vận tải và một số lĩnh vực thống kê khác; đồng thời cũng đề ra nhiều giải pháp để ứng dụng Big data trong hoạt động thống kê nhà nước. Triển khai công việc trên, Tổng cục Thống kê đã nghiên cứu thử nghiệm việc thu thập thông tin về giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trên các trang thông tin điện tử phục vụ tính Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Tuy nhiên, hiện tại trong Luật Thống kê mới chỉ quy định 3 nguồn dữ liệu chính thức phục vụ sản xuất thông tin thống kê trong hệ thống thống kê nhà nước đó, đó là: Điều tra thống kê, dữ liệu hành chính và chế độ báo cáo thống kê. Do đó, để Big data có thể chính thức được áp dụng với tư cách là một nguồn thông tin chính thống trong sản xuất số liệu thống kê trong hệ thống thống kê nhà nước thì cần sự cố gắng rất lớn của các cơ quan chức năng, trong đó vai trò trung tâm là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) cơ quan quản lý nhà nước về thống kê để chuẩn bị điều kiện hạ tầng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến Big data, trước mắt là thực hiện thành công Đề án ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong Hệ thống thống kê nhà nước giai đoạn 2017- 2025, tầm nhìn đến năm 2030./.
Vai trò của các tổ chức thống kê quốc tế bao gồm: Xây dựng các tiêu chuẩn thống kê quốc tế, giới thiệu các phương pháp thực hành thống kê tốt nhất và cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật cho NSO trong các hoạt động thống kê. Với Big data, các tổ chức thống kê quốc tế có vai trò định hướng sự phát triển, khai thác, sử dụng Big data ở các quốc gia trên thế giới, nhằm đảm bảo Big data ở các quốc gia đó được thực hiện theo những chuẩn mực quốc tế, cũng như xây dựng phương pháp luận về tích hợp các dữ liệu từ Big data để bổ sung cho số liệu thống kê chính thức; tổ chức các cuộc hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm giữa các nước về Big data.
Để thực hiện vai trò trên, các tổ chức thống kê quốc tế đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo về Big data. Hội thảo đầu tiên về khai thác tiềm năng và sức mạnh của Big data với mục đích hỗ trợ sản xuất số liệu thống kê chính thức được thực hiện vào năm 2014, khi Nhóm hiện đại hóa Thống kê Chính thức của Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc đã khởi động một dự án để tạo ra Sandbox Sand (một môi trường hợp tác dựa trên web, do Trung tâm tính toán cao cấp Ailen thực hiện). Mục tiêu chính của dự án này là để các chuyên gia từ các tổ chức thống kê trên thế giới cùng nhau chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm của họ về việc sử dụng Big data cho các mục đích thống kê chính thức. Nhóm cũng đã xây dựng các loại Big data và tạo ra một kho Big data nhằm tập trung các dự án thí điểm của các tổ chức quốc gia và quốc tế liên quan đến chủ đề này.
Cũng trong năm 2014, Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc đã thành lập Nhóm làm việc toàn cầu (GWG) về Big data cho thống kê chính thức để khai thác những lợi ích, thách thức và tiềm năng của Big data, với trọng tâm là phục vụ cho hoạt động giám sát và báo cáo các mục tiêu phát triển bền vững. GWG nghiên cứu Big data nhằm đưa ra một tầm nhìn chiến lược, định hướng và điều phối chương trình toàn cầu về sử dụng các nguồn dữ liệu mới và công nghệ mới, đây là điều cần thiết cho các NSO trong bối cảnh dữ liệu đang thay đổi nhanh chóng. GWG đã đề xuất sử dụng Big data cho thống kê chính thức là nghĩa vụ của cộng đồng thống kê, dựa trên Nguyên tắc thực hành thống kê để đáp ứng nhu cầu của người dùng tin hướng đến các sản phẩm thống kê được tăng cường về số lượng và nâng cao chất lượng… GWG đã tạo ra 7 nhóm nhiệm vụ đối với Big data, đó là: (1) Quản lý, (2) Big data và Mục tiêu phát triển bền vững, (3) Tiếp cập và hợp tác, (4) Xây dựng năng lực và đào tạo, (5) Dữ liệu hình ảnh vệ tinh, (6) Dữ liệu điện thoại di động, (7) Dữ liệu truyền thông xã hội.
GWG đã thực hiện một cuộc khảo sát toàn cầu về Big data trong thống kê chính thức. Mục tiêu chính của khảo sát là kiểm tra những kinh nghiệm thực tế của NSO về Big data, xác định các mối quan tâm của NSO, từ đó đề xuất các bước để triển khai Big data trong việc hiện đại hóa quá trình sản xuất số liệu thống kê. Khảo sát này được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2015, bao gồm những câu hỏi về quản lý Big data, quá trình tìm hiểu về Big data, về truyền thông, liên kết Big data đến các Mục tiêu Phát triển bền vững, khả năng tiếp cận Big data, quyền riêng tư khi sử dụng Big data, tính bảo mật, kỹ năng, đào tạo và kinh nghiệm cụ thể khi sử dụng Big data.
Dựa trên khảo sát toàn cầu và thảo luận nhóm về Big data trong thống kê chính thức, GWG đã đề xuất ưu tiên đối với Big data: (1) Phương pháp luận và ước tính Big data, (2) Đào tạo và nâng cao năng lực và (3) Truy cập dữ liệu và các mối quan hệ đối tác trong lĩnh vực khai thác Big data.
Bên cạnh đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã đề cập cuộc cách mạng dữ liệu từ một khía cạnh khác, cụ thể là những tiềm năng để nâng cao hiệu quả và năng suất làm việc, khả năng cạnh tranh kinh tế và phúc lợi xã hội khi Big data bắt đầu chuyển đổi tất cả các ngành trong nền kinh tế, bao gồm các ngành công nghiệp công nghệ thấp và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. OECD đã giới thiệu nghiên cứu về “Đổi mới dữ liệu dựa trên dữ liệu” (DDI), được xem như là một cải tiến đáng kể đối với các sản phẩm thống kê, quy trình và phương pháp tổ chức. Tuy nhiên, báo cáo không thảo luận về tiềm năng kết hợp Big data vào thống kê chính thức và các nguồn Big data vẫn chỉ được coi là thông tin bổ sung cho sản xuất thống kê chính thức.
Cùng với OECD và GWG, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã trình bày một báo cáo thí điểm khám phá tiềm năng của Big data cho các chương trình phát triển ở các quốc gia Trung Mỹ. Báo cáo này đã đề cập đến trong quá trình thu thập Big data, những vấn đề mới xuất hiện như dữ liệu sai sót; dữ liệu giả, không có thật của Big data; các mối tương quan giả trong việc ứng dụng Big data… Do đó, những kết luận và giải thích từ việc ứng dụng các nguồn Big data có thể dẫn đến những sai lệch. Một số trường hợp nghiên cứu đã chứng minh những thách thức liên quan đến Big data và những cân nhắc về nguồn dữ liệu này cần được tính đến, từ đó thúc đẩy các thảo luận sâu hơn về loại dữ liệu này.
Tháng 1 năm 2017, Diễn đàn Dữ liệu Thế giới của Liên hợp quốc được tổ chức lần đầu tiên tại Nam Phi với sự chủ trì của Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc, sự hỗ trợ của Phòng Thống kê Liên hợp quốc của Cục Liên hợp quốc Các vấn đề kinh tế và xã hội (DESA), Nhóm cấp cao về quan hệ đối tác, điều phối và xây dựng năng lực thống kê cho chương trình nghị sự 2030 Vì sự phát triển bền vững (HLG). Diễn đàn này đưa ra lời kêu gọi nhằm hiện đại hóa quy trình sản xuất dữ liệu để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đã được công nhận và thực hiện theo Kế hoạch hành động toàn cầu về dữ liệu phát triển bền vững nhằm đánh giá, xây dựng và củng cố năng lực NSO (được Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc thông qua tại Kỳ họp thứ 48 vào tháng 3 năm 2017).
Ngoài ra, Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc (UNSD) đã phối hợp với Cơ quan phát triển Liên hợp quốc cung cấp các hướng dẫn chi tiết về Big data để NSO tham khảo, như giới thiệu những sáng tạo đổi mới dữ liệu và ủng hộ việc sử dụng các nguồn và phương pháp dữ liệu mới hoặc phi truyền thống để phát triển Big data.
Vai trò của các cơ quan thống kê quốc gia
NSO có vai trò quan trọng trong việc sản xuất số liệu thống kê chính thức, phục vụ nhu cầu số liệu của các cơ quan lãnh đạo các cấp, các ngành, các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu… Đối mặt với sự xuất hiện của Big data, vai trò của NSO chủ yếu là hợp tác nghiên cứu với các Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp phân tích Big data, các nhà khoa học dữ liệu, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đủ mạnh để có thể đưa ra một cách thức tiếp cận và sử dụng các nguồn dữ liệu Big data, xây dựng khung chất lượng, phương pháp ước tính và các vấn đề có thể gặp phải khi tiếp cập Big data.
Sự phát triển của công nghệ tích hợp kỹ thuật số đã tạo ra nhiều cách thức mới để có thể sản xuất dữ liệu tốt hơn và kịp thời hơn dựa trên các nguồn thông tin phi truyền thống. Khối lượng dữ liệu được tạo ra bên ngoài các hệ thống thống kê chính thức đang tăng nhanh hơn nhiều so với khối lượng dữ liệu mà NSO đang thu thập hiện nay; phần lớn tất cả các dữ liệu này đều được số hóa trong các tệp điện tử. Các nguồn thông tin phi truyền thống bao gồm cả dữ liệu quản trị kỹ thuật số (hồ sơ thuế và hồ sơ liên quan đến việc tham gia các chương trình chuyển giao của chính phủ) và hồ sơ được tạo trong khu vực tư nhân (dữ liệu từ tìm kiếm trên Internet, dữ liệu máy quét và dữ liệu truyền thông xã hội). Đó là các nguồn hình thành Big data cơ bản, do vậy, để khai thác Big data, NSO cần ưu tiên nghiên cứu, triển khai các dự án có liên quan đến Big data, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực thống kê giá (dữ liệu máy quét), vận tải và lao động (dữ liệu quét web), du lịch và dân số (dữ liệu điện thoại di động) và nông nghiệp (dữ liệu hình ảnh vệ tinh).
Sự hợp tác giữa NSO và các công ty phân tích dữ liệu là một trong các cách thức để có thể tích hợp Big data vào thống kê chính thức. Cùng với các công ty phân tích dữ liệu, sự hợp tác giữa NSO và các nhà nghiên cứu từ các học viện nghiên cứu cũng là phương thức hoạt động hiệu quả trong thời đại Big data. Nhờ vậy, những hiểu biết và nhận thức cụ thể hơn về những tiềm năng chưa được khai thác của các nguồn Big data sẽ được NSO phổ biến rộng khắp tới các đối tượng dùng tin. Qua đó, các chương trình nghiên cứu về Big data được thực hiện, cụ thể là xây dựng và phát triển các phương pháp thu thập dữ liệu mới; các thuật toán để phân tích dữ liệu; các công cụ, phần mềm tương thích với đặc điểm của Big data để có thể thu thập dữ liệu một cách kịp thời nhất.
Tiếp cận các nguồn dữ liệu Big data và tạo mối quan hệ đối tác với các tổ chức công và tư nhân về Big data đang trở nên quan trọng đối với NSO để hoàn thành tốt sứ mệnh thống kê trong xã hội. Cùng với Big data, NSO cần duy trì sự công bằng và độc lập trong các khâu của quá trình thống kê, đầu tư vào hoạt động cung cấp số liệu cho các đối tượng dùng tin. Từ đó xây dựng và phát triển, củng cố niềm tin vào số liệu thống kê do cơ quan thống kê sản xuất trong bối cảnh Big data hiện nay.
Tại Việt Nam, ngày 10 tháng 5 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 501/QĐ-TTg phê duyệt Đề án ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong Hệ thống thống kê nhà nước giai đoạn 2017-2025, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có mục tiêu là ứng dụng Big data vào năm 2020 để hiện đại hóa, giảm chi phí, nâng cao chất lượng và tăng cường khả năng dự báo đối với một số chỉ tiêu thống kê trong các lĩnh vực thống kê giá và thị trường bất động sản và đến năm 2025, sẽ mở rộng ứng dụng Big data trong các lĩnh vực thống kê di cư nội địa, du lịch, vận tải và một số lĩnh vực thống kê khác; đồng thời cũng đề ra nhiều giải pháp để ứng dụng Big data trong hoạt động thống kê nhà nước. Triển khai công việc trên, Tổng cục Thống kê đã nghiên cứu thử nghiệm việc thu thập thông tin về giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trên các trang thông tin điện tử phục vụ tính Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Tuy nhiên, hiện tại trong Luật Thống kê mới chỉ quy định 3 nguồn dữ liệu chính thức phục vụ sản xuất thông tin thống kê trong hệ thống thống kê nhà nước đó, đó là: Điều tra thống kê, dữ liệu hành chính và chế độ báo cáo thống kê. Do đó, để Big data có thể chính thức được áp dụng với tư cách là một nguồn thông tin chính thống trong sản xuất số liệu thống kê trong hệ thống thống kê nhà nước thì cần sự cố gắng rất lớn của các cơ quan chức năng, trong đó vai trò trung tâm là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) cơ quan quản lý nhà nước về thống kê để chuẩn bị điều kiện hạ tầng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến Big data, trước mắt là thực hiện thành công Đề án ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong Hệ thống thống kê nhà nước giai đoạn 2017- 2025, tầm nhìn đến năm 2030./.
- Big Data là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và rất phức tạp mà những công cụ, ứng dụng xử lí dữ liệu truyền thống không thể nào đảm đương được.
ThS. Trần Thị Thu
Vụ Thống kê Tổng hợp - TCTK
Vụ Thống kê Tổng hợp - TCTK