Thu nhập bình quân của người lao động
Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp FDI ngày càng được cải thiện và tăng lên qua các năm: Năm 2011 đạt 5 triệu đồng/lao động/tháng; năm 2016 đạt 8,5 triệu đồng/lao động/tháng, gấp 1,7 lần năm 2011; bình quân tăng 11,2%/năm giai đoạn 2011-2016. Mức thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp FDI thấp hơn so với doanh nghiệp nhà nước nhưng lại cao hơn so với doanh nghiệp ngoài nhà nước. Năm 2016, thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước tương ứng là 11,4 triệu đồng/ lao động/tháng và 6,4 triệu đồng/lao động/tháng; bình quân giai đoạn 2011-2016 hai khu vực này tăng tương ứng là 7,6%/năm và 10,7%/năm (thấp hơn khu vực doanh nghiệp FDI).
Theo hình thức đầu tư, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có thu nhập bình quân của người lao động thấp hơn doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Năm 2016, thu nhập bình quân người lao động của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài đạt 11,3 triệu đồng/lao động/tháng, gấp 1,7 lần năm 2011, trong khi thu nhập bình quân người lao động của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là 8,3 triệu đồng/lao động/tháng, gấp 1,7 lần năm 2011.
Theo khu vực kinh tế, thu nhập của người lao động không ngừng tăng lên qua các năm ở cả ba khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ. Trong đó, khu vực dịch vụ đạt mức thu nhập bình quân một lao động/tháng cao nhất, hai khu vực còn lại có mức thu nhập bình quân gần tương đương nhau qua cácnăm. Năm 2016, thu nhập bình quân của khu vực dịch vụ đạt 16,1 triệu đồng/laođộng/tháng, gấp 1,3 lầnnăm 2011; bình quân tăng 4,7%/năm giai đoạn 2011-2016. Trong đó, năm 2016 thu nhập bình quân cao nhất ở 3 ngành: Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ; hoạt động giáo dục và đào tạo, tương ứng là 24,6 triệu đồng/lao động/tháng, 24 triệu đồng/lao động/tháng và 25,6 triệu đồng/lao động/tháng. Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 7,8 triệu đồng/lao động/tháng, gấp 1,8 lần năm 2011; bình quân tăng 12,4%/năm giai đoạn 2011-2016. Trong khu vực này năm 2016, ngành khai khoáng, ngành sản xuất và phân phối điện là hai ngành có thu nhập bình quân đạt cao nhất, tương ứng là 35,6 triệu đồng/lao động/tháng và 19,9 triệu đồng/lao động/tháng. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2016 đạt 7,4 triệu đồng/lao động/ tháng, gấp 1,7 lần năm 2011; bình quân tăng 11,7%/năm giai đoạn 2011-2016.
Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp FDI ngày càng được cải thiện và tăng lên qua các năm: Năm 2011 đạt 5 triệu đồng/lao động/tháng; năm 2016 đạt 8,5 triệu đồng/lao động/tháng, gấp 1,7 lần năm 2011; bình quân tăng 11,2%/năm giai đoạn 2011-2016. Mức thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp FDI thấp hơn so với doanh nghiệp nhà nước nhưng lại cao hơn so với doanh nghiệp ngoài nhà nước. Năm 2016, thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước tương ứng là 11,4 triệu đồng/ lao động/tháng và 6,4 triệu đồng/lao động/tháng; bình quân giai đoạn 2011-2016 hai khu vực này tăng tương ứng là 7,6%/năm và 10,7%/năm (thấp hơn khu vực doanh nghiệp FDI).
Theo hình thức đầu tư, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có thu nhập bình quân của người lao động thấp hơn doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Năm 2016, thu nhập bình quân người lao động của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài đạt 11,3 triệu đồng/lao động/tháng, gấp 1,7 lần năm 2011, trong khi thu nhập bình quân người lao động của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là 8,3 triệu đồng/lao động/tháng, gấp 1,7 lần năm 2011.
Theo khu vực kinh tế, thu nhập của người lao động không ngừng tăng lên qua các năm ở cả ba khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ. Trong đó, khu vực dịch vụ đạt mức thu nhập bình quân một lao động/tháng cao nhất, hai khu vực còn lại có mức thu nhập bình quân gần tương đương nhau qua cácnăm. Năm 2016, thu nhập bình quân của khu vực dịch vụ đạt 16,1 triệu đồng/laođộng/tháng, gấp 1,3 lầnnăm 2011; bình quân tăng 4,7%/năm giai đoạn 2011-2016. Trong đó, năm 2016 thu nhập bình quân cao nhất ở 3 ngành: Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ; hoạt động giáo dục và đào tạo, tương ứng là 24,6 triệu đồng/lao động/tháng, 24 triệu đồng/lao động/tháng và 25,6 triệu đồng/lao động/tháng. Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 7,8 triệu đồng/lao động/tháng, gấp 1,8 lần năm 2011; bình quân tăng 12,4%/năm giai đoạn 2011-2016. Trong khu vực này năm 2016, ngành khai khoáng, ngành sản xuất và phân phối điện là hai ngành có thu nhập bình quân đạt cao nhất, tương ứng là 35,6 triệu đồng/lao động/tháng và 19,9 triệu đồng/lao động/tháng. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2016 đạt 7,4 triệu đồng/lao động/ tháng, gấp 1,7 lần năm 2011; bình quân tăng 11,7%/năm giai đoạn 2011-2016.
Bảng 1. Thu nhập bình quân 1 tháng của người lao động trong doanh nghiệp FDI giai đoạn 2011-2016
Doanh thu bình quân của người lao động
Doanh thu bình quân một lao động của doanh nghiệp FDI có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2011 đạt 816 triệu đồng/lao động và năm 2016 đạt 1223,4 triệu đồng/lao động, bình quân giai đoạn 2011-2016 tăng 8,4%/năm. Theo hình thức đầu tư, năm 2016, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có mức doanh thu bình quân một lao động đạt 1120,8 triệu đồng, gấp 1,7 lần năm 2011, bình quân giai đoạn 2011-2016 tăng 11,1%/năm. Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài năm 2016 đạt 2382,3 triệu đồng/lao động, gấp 1,1 lần năm 2011, bình quân giai đoạn 2011-2016 tăng 2,1%/năm.
Theo khu vực kinh tế, doanh nghiệp FDI hoạt động trong khu vực dịch vụ có doanh thu bình quân một lao động cao nhất, đạt 2376,9 triệu đồng năm 2016, gấp 2,1 lần khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, gấp 2,1 lần khu vực công nghiệp và xây dựng. Trong khu vực dịch vụ năm 2016, ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy có doanh thu bình quân một lao động đạt cao nhất với mức 6426,5 triệu đồng, tiếp đến là ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 2698,2 triệu đồng. Ngành hoạt động nghệ thuật, vui chơi và giải trí có doanh thu bình quân một lao động thấp nhất là 377,2 triệu đồng.
Năm 2016, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có doanh thu bình quân một lao động đạt 1124,2 triệu đồng, cao gấp 1,5 lần năm 2011, bình quân tăng 8,1%/năm giai đoạn 2011-2016. Khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2016 có doanh thu bình quân một lao động đạt 1121,8 triệu đồng, gấp 1,5 lần năm 2011, bình quân giai đoạn 2011- 2016 tăng 8,7%/năm tương đương với khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Theo khu vực kinh tế, doanh nghiệp FDI hoạt động trong khu vực dịch vụ có doanh thu bình quân một lao động cao nhất, đạt 2376,9 triệu đồng năm 2016, gấp 2,1 lần khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, gấp 2,1 lần khu vực công nghiệp và xây dựng. Trong khu vực dịch vụ năm 2016, ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy có doanh thu bình quân một lao động đạt cao nhất với mức 6426,5 triệu đồng, tiếp đến là ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 2698,2 triệu đồng. Ngành hoạt động nghệ thuật, vui chơi và giải trí có doanh thu bình quân một lao động thấp nhất là 377,2 triệu đồng.
Năm 2016, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có doanh thu bình quân một lao động đạt 1124,2 triệu đồng, cao gấp 1,5 lần năm 2011, bình quân tăng 8,1%/năm giai đoạn 2011-2016. Khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2016 có doanh thu bình quân một lao động đạt 1121,8 triệu đồng, gấp 1,5 lần năm 2011, bình quân giai đoạn 2011- 2016 tăng 8,7%/năm tương đương với khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Bảng 2. Doanh thu bình quân người lao động của doanh nghiệp FDI giai đoạn 2011 - 2016
Hiệu suất sử dụng lao động
Hiệu suất sử dụng lao động thể hiện mối tương quan giữa doanh thu bình quân một lao động với thu nhập bình quân một lao động. Năm 2011 hiệu suất sử dụng lao động của toàn bộ doanh nghiệp FDI đạt 14,1 lần thì đến năm 2016 chỉ đạt 11,8 lần và có xu hướng giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2011-2016.
Theo hình thức đầu tư, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài luôn có hiệu suất sử dụng lao động cao hơn doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài giai đoạn 2011-2016. Hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đạt 12 lần năm 2011 và 11,2 lần năm 2016, thấp hơn nhiều mức 26,7 lần năm 2011 và 17,2 lần năm 2016 của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài.
Theo khu vực kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản và khu vực công nghiệp và xây dựng có hiệu suất sử dụng lao động gần tương đương nhau, năm 2011 lần lượt là 14,5 lần và 14,7 lần, đến năm 2016 là 12,3 lần và 11,8 lần. Khu vực dịch vụ có hiệu suất sử dụng lao động thấp nhất và không thay đổi nhiều qua các năm trong giai đoạn 2011-2016, năm 2011 đạt 11,5 lần, đến năm 2016 đạt 11,8 lần.
Theo hình thức đầu tư, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài luôn có hiệu suất sử dụng lao động cao hơn doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài giai đoạn 2011-2016. Hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đạt 12 lần năm 2011 và 11,2 lần năm 2016, thấp hơn nhiều mức 26,7 lần năm 2011 và 17,2 lần năm 2016 của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài.
Theo khu vực kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản và khu vực công nghiệp và xây dựng có hiệu suất sử dụng lao động gần tương đương nhau, năm 2011 lần lượt là 14,5 lần và 14,7 lần, đến năm 2016 là 12,3 lần và 11,8 lần. Khu vực dịch vụ có hiệu suất sử dụng lao động thấp nhất và không thay đổi nhiều qua các năm trong giai đoạn 2011-2016, năm 2011 đạt 11,5 lần, đến năm 2016 đạt 11,8 lần.
Bảng 3. Hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệp FDI giai đoạn 2011-2016
P.V (tổng hợp)