Đồng bằng sông Cửu Long: Sản xuất và xuất khẩu cây ăn trái bền vững

|

Đồng bằng sông Cửu Long: Sản xuất và xuất khẩu cây ăn trái bền vững

Thực trạng phát triển
 

Những năm gần đây, năng suất, chất lượng các loại trái cây của vùng ĐBSCL không ngừng tăng lên nhờ việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học - công nghệ, tăng cường đầu tư thâm canh, tuyển lựa sử dụng giống mới. Hiện, các tỉnh có diện tích trồng cây ăn trái lớn trong khu vực phải kể đến: Tin Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Đồng Tháp… Các loại cây ăn trái có diện tích lớn ở ĐBSCL bao gồm chuối, xoài, cam, nhãn, khóm, bưởi, sầu riêng, thanh long, chôm chôm, quýt… ĐBSCL cũng là nơi có nhiu giống cây ăn trái bản địa ngon nổi tiếng như xoài cát Hòa Lộc, xoài cát chu Cao Lãnh, vú sữa Lò Rèn, sầu riêng Chín Hóa, bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, quýt hồng, sa pô lồng mứt.

 
 
Ảnh minh họa, nguồn Internet
 
Không chỉ là vùng trồng cây ăn trái chủ lực cung cấp cho các tỉnh, thành trong cả nước, mà ĐBSCL còn đóng vai trò quan trọng cung cấp trái cây nguyên liệu cho xuất khẩu tươi và chế biến. Tính đến nay, trái cây Việt Nam đã có mặt ở 60 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Những thị trường tiêu thụ lớn nhất phải kể đến: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Indonesia…; trong đó, có 4/5 loại trái cây được Mỹ nhập khẩu với số lượng lớn là thanh long, nhãn, chôm chôm, vải thiu và vú sữa đu được sản xuất tại ĐBSCL. Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đối với các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Đài Loan…, tính đến hết năm 2018, một số loại trái cây xuất khẩu của ĐBSCL đã được cấp mã số vùng trồng như: Thanh long được cấp 210 mã số vùng trồng với tổng diện tích trên 4.000ha; chôm chôm được cấp 34 mã số với trên 349 ha; nhãn được cấp 61 mã số với 864 ha; xoài được cấp 84 mã số với hơn 1.600 ha... Trong khi đó, với thị trường Trung Quốc (chiếm 81% giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam), riêng mặt hàng thanh long chiếm đến 98% giá trị và được cấp 230 mã số vùng trồng với diện tích trên 45.500 ha; nhãn được cấp 194 mã số với hơn 9.900 ha; vải có 165 mã số với trên 16.400 ha; dưa hấu 157 mã số với trên 12.200 ha; chuối 219 mã số với trên 20.800 ha; xoài, chôm chôm và mít lần lượt được cấp 131, 53 và 53 mã số với tổng diện tích 3 loại này đạt gần 40.000 ha.
 
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), năm 2017, nhiu loại trái cây trong vùng xuất khẩu tăng trưởng mạnh, đem lại thu nhập tốt cho bà con nông dân, với giá trị xuất khẩu rau quả cán mốc 3 tỷ USD. Năm 2018, giá trị xuất khẩu rau quả của vùng tăng lên 3,81 tỷ USD, trong đó trên 80% là giá trị xuất khẩu trái cây, riêng thanh long đạt giá trị xuất khẩu cao nhất, khoảng 1,1 tỷ USD.
 
Những tồn tại cần khắc phục
 
Mặc dù là vùng sản xuất và xuất khẩu trái cây chiếm diện tích và giá trị lớn nhất cả nước, tuy nhiên, ngành sản xuất cây ăn trái ở ĐBSCL đang gặp một số khó khăn, bất cập. Viện Cây ăn quả min Nam nhận định, một trong những thách thức lớn nhất đó là ĐBSCL đang phải đối mặt với tác động nặng n của biến đổi khí hậu như: Thay đổi thời tiết, lượng mưa, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt… Do địa thế nằm ở vùng cuối hạ lưu, toàn bộ dòng chảy lũ thượng nguồn tràn v vùng ĐBSCL qua hai nhánh sông Tin, sông Hậu và phần tràn bờ chảy trên đất lin vượt biên giới giữa Campuchia và Việt Nam khiến cho hàng trăm ngàn hecta đất bị ngập. Thêm vào đó, tình trạng xói lở và xâm ngập mặn ngày một gia tăng đã làm thay đổi thổ nhưỡng, khiến cho diện tích đất canh tác nông nghiệp sử dụng nước ngọt dần bị thu hẹp, năng suất và sản lượng suy giảm. Tình trạng hạn hán và lũ lụt diễn biến bất thường làm gia tăng các trận mưa có cường độ cao và các ngày hạn hán kéo dài, dẫn đến sự bùng phát của cỏ dại, sâu bệnh và đa dạng sinh học; một số loài biến mất và ngược lại xuất hiện nguy cơ gia tăng các loại “thiên địch” gây hại cho cây ăn trái.
 
Mặt khác, việc quy hoạch và phát triển vùng trồng cây ăn trái cũng là một trong những vấn đ lớn đang được quan tâm và tìm kiếm phương hướng giải quyết. Hiện nay, quy mô diện tích trồng cây ăn trái tại mỗi hộ trong vùng còn nhỏ lẻ (phổ biến từ 0,3-0,5 ha) và thiếu tập trung (ngoại trừ cây khóm và cây thanh long có vùng trồng khá tập trung). Vườn cây có năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp còn chiếm tỷ lệ cao; việc đầu tư thâm canh chưa thống nhất theo quy trình kỹ thuật; số lượng, quy cách, chất lượng không đồng đu. Nhiu nhà vườn vẫn còn nặng thói quen trồng cây theo trào lưu. Vì vậy, tình trạng được mùa mất giá vẫn thường xuyên xảy ra, gây nhiu thiệt hại kinh tế cho bà con nhân dân vùng trồng cây ăn trái.
 
Đồng thời, chính sự phân tán và quy mô sản xuất ở mỗi nông hộ nhỏ trong khi lại thiếu liên kết giữa các hộ với nhau nên đã dẫn đến tình trạng rất khó kiểm soát chất lượng trái cây cung ứng cho thị trường. Mỗi nhà vườn có cách áp dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khác nhau, dẫn đến tình trạng trong cùng một loại trái cây nhưng chất lượng và độ an toàn thực phẩm khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp rất khó có được khối lượng hàng đủ lớn với chất lượng đảm bảo, đồng đu đáp ứng đủ yêu cầu, chất lượng cho xuất khẩu. Ngoài ra, thực trạng cây giống không đồng nhất, dẫn đến chất lượng trái biến động cũng là vấn đ cần quan tâm trong sản xuất cây ăn trái ở ĐBSCL hiện nay. Sản xuất trái cây an toàn theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) tuy đã hình thành tại các vùng trồng cây ăn trái, nhưng diện tích trồng đạt theo quy trình này còn rất hạn chế, phần lớn diện tích trồng chưa áp dụng các quy trình sản xuất sạch như GlobalGAP, VietGAP. Trong bối cảnh nhu cầu thị trường trái cây ngày càng khắt khe v chất lượng và nhất là yếu tố an toàn thực phẩm, nếu không có sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc sản xuất theo hướng an toàn thì đây sẽ là một thách thức lớn trong việc duy trì xuất khẩu ở mức cao và bn vững cho ngành sản xuất cây ăn trái. Hiện nay, đại đa số sản lượng trái cây sản xuất của ĐBSCL được sử dụng dưới dạng ăn tươi, chế biến rất hạn chế, điu này cũng trở thành điểm yếu trong xuất khẩu trái cây đi các thị trường xa và khó tính. Đối với nhiu loại trái cây, do có thời gian bảo quản ngắn, dễ bị tổn thương và tỷ lệ hư hỏng cao, trong điu kiện khâu chế biến thiếu và công nghệ sau thu hoạch kém, đã và đang dẫn đến nhiu phin toái cho nhà vườn và các doanh nghiệp kinh doanh trái cây. Những mặt hạn chế trên đã làm giảm khả năng tiếp cận thị trường cho các mặt hàng cây ăn quả của vùng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.
 
Bên cạnh đó, tổ chức sản xuất cây ăn trái vùng ĐBSCL chưa thật sự bn vững; chưa mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ; chưa nhiu doanh nghiệp thực sự tham gia vào quá trình sản xuất; sự kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trái cây chế biến thực phẩm chưa hiệu quả… dẫn đến tiêu thụ bấp bênh, giá bán giảm mỗi khi trái cây xuất khẩu gặp khó khăn. Đồng thời, chưa có sự đầu tư, khuyến khích nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn nhà thu mua yêu cầu, đầu xây dựng vùng nguyên liệu, hướng dẫn sản xuất bao tiêu sản phẩm; hệ thống sở chế biến, bảo quản chậm phát triển, chưa đáp ứng v quy mô, công nghệ...
 
Giải pháp phát triển bn vững
 
Hiện, giá trị xuất khẩu trái cây của Việt Nam mới chỉ chiếm 1,4-1,5% giá trị nhập khẩu của thị trường thế giới, do đó, địa khai thác thị trường của trái cây Việt Nam nói chung của ĐBSCL nói riêng còn rất lớn. Để thương hiệu cây ăn trái ĐBSCL chinh phục thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu, ĐBSCL cần những chiến lược sản xuất xuất khẩu cây ăn trái bn vững thông qua các giải pháp khắc phục những tồn tại còn hạn chế.
 
Trước tiên, cần sắp xếp, tổ chức sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, sản phẩm trái cây sản xuất ra đảm bảo an toàn thực phẩm, dễ truy xuất nguồn gốc, đảm bảo cung ứng quanh năm. Song song với hoàn thiện khâu tổ chức sản xuất cây ăn trái theo hướng liên kết giữa các hộ gia đình, các nhóm nông dân dạng tổ hợp tác hoặc hợp tác xã tại các địa phương trồng cây ăn trái trong vùng, nhưng vẫn đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm hưởng lợi từ các hoạt động sản xuất - kinh doanh của hộ gia đình trồng cây ăn trái. Khuyến khích bà con nhân dân tham gia tổ hợp tác/hợp tác xã để có nguồn lực cơ sở hạ tầngvốn phục vụ kinh doanh trái cây, bao gồm xây dựng trụ sở làm việc, nhà kho bảo quản, nhà đóng gói, máy móc công nghệchế, bảo quản sản phẩm trái cây tốt hơn, đảm bảo đủ tiêu chuẩn khi tới tay người tiêu dùng. Triển khai nhiu hình sản xuất cây ăn trái trên diện rộng theo GAP (VietGAP hoặc GlobalGAP) cho đại bộ phận nhà vườn.
 
Các địa phương ĐBSCL cần tích cực chủ động tìm kiếm các đối tác để ký hợp đồng liên kết lâu dài, chặt chẽ với nhà vườn, ưu tiên thu mua các sản phẩm tại các vườn có chất lượng, sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm; cập nhật các thông tin xuất khẩu nhanh chóng, kịp thời, thường xuyên, trên cơ sở này điu hòa sản xuất trong nước, góp phần ổn định giá cả.
 
Mặt khác, cần phối hợp với thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài để xác định nhu cầu của thị trường thế giới; đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại thực hiện các chương trình quảng bá sản phẩm trái cây Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng nhằm phát triển thêm thị trường mới. Cụ thể, cần duy trì việc tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm thương mại trong nước, đẩy mạnh xúc tiến thương mại tại các nước xuất khẩu; thực hiện ấn phẩm để giới thiệu quảng bá sản phẩm trái cây ĐBSCL. Đẩy mạnh khâu nghiên cứu thị trường, nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, xây dựng cơ sở dữ liệu v ngành hàng trái cây thị trường trong nước; khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu v phân bố thị trường, quy mô thị trường, nhu cầu thị hiếu tiêu dùng, hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn trái cây cho các thị trường nhập khẩu trái cây trên thế giới, chú trọng thị trường EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông, Trung Quốc... Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyn quảng bá.
 
Cùng với những giải pháp trên, cần tạo điu kiện để tích tụ ruộng đất, xây dựng các trang trại sản xuất cây ăn quả có quy mô lớn, áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, mở rộng vùng trồng được cấp mã số, lưu thông và phân phối trái cây hàng hóa hướng tới mục tiêu phát triển bn vững của ngành trái cây ĐBSCL./.

 
Duy Hưng