Hiệu quả các chương trình, dự án vốn ODA
Trong 20 năm qua, Ban Quản lý các dự án nông nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện 20 chương trình, dự án với tổng vốn ODA gần 2 tỷ USD từ các nhà tài trợ quốc tế lớn như: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và Chính phủ các nước Nhật Bản, Anh, Đức, Úc, Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan, Hàn Quốc… Các dự án có phạm vi hoạt động tại 63 tỉnh, thành trên cả nước, đa dạng về lĩnh vực, hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại và bền vững.
Nguồn vốn ODA dành cho nông nghiệp chủ yếu tập trung vào xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ nhu cầu dân sinh và hoạt động sản xuất tại các địa phương. Trong 20 năm, gần 5.000 km đường giao thông nông thôn được đầu tư nâng cấp, trên 700 km kênh mương và công trình hồ đập thủy lợi, 22 trạm bơm được cải tạo bảo đảm công tác tưới tiêu cho khoảng 100 nghìn ha cây trồng; gần 100 km đê biển, đê sông được kè, nâng cấp, cải tạo; 21 cảng cá, bến cá và gần 50 vùng nuôi được nâng cấp cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, gần 600 chợ nông thôn và chợ an toàn thực phẩm được cải tạo và nâng cấp tại 18 tỉnh, thành phố với 25 nghìn hộ tiểu thương được hưởng lợi. Ngoài ra, có gần 30 viện, trường đại học thuộc ngành Nông nghiệp được đầu tư nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị.
Người nông dân tại 63 tỉnh, thành trên cả nước đều được hưởng lợi từ các chương trình, dự án ODA phát triển nông nghiệp bền vững. Đến nay, đã có trên 47,63 nghìn lượt nông dân được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su; 607 nghìn lượt nông dân được đào tạo về chương trình quản lý Dịch hại tổng hợp (IPM), Giống và chăn nuôi gia súc nhỏ; trên 11,67 nghìn lượt nông dân được đào tạo về nâng cao năng suất cây trồng và đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường; 50 nghìn lượt nông dân được đào tạo, tập huấn về IPM, quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), xử lý chất thải nông nghiệp sử dụng chế phẩm sinh học; hơn 100 nghìn lượt người được đào tạo về xử lý chất thải chăn nuôi và sử dụng công trình khí sinh học đúng cách; 9 nghìn hộ dân tham gia thực hành nuôi trồng thủy sản bền vững, 13 nghìn ngư dân tham gia quản lý và khai thác thủy sản bền vững; 115 nghìn nông dân được tập huấn sản xuất lúa bền vững và 26 nghìn nông dân được tập huấn về sản xuất và tái canh cà phê bền vững; hơn 20 nghìn cán bộ quản lý, kỹ sư nông nghiệp, khuyến nông viên được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực.
Đánh giá hiệu quả thiết thực từ dự án vốn ODA mang lại, có thể kể đến kết quả thành công của dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) thuộc Ban quản lý các dự án nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ chính, với tổng vốn khoảng 301 triệu USD. Đây là một trong những dự án lớn, quan trọng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, góp phần triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp thông qua tăng cường năng lực thể chế của ngành; đổi mới phương thức canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị hai ngành hàng lúa gạo và cà phê tại hai vùng sản xuất hàng hóa chủ lực của Việt Nam là Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Thông qua dự án, người nông dân được đào tạo kỹ thuật, tiếp cận kỹ thuật canh tác mới, qua đó lựa chọn giải pháp canh tác thông minh giúp người nông dân thích nghi với biến đổi khí hậu, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và bảo vệ môi trường.
Hoạt động tín dụng nông nghiệp từ nguồn vốn ODA cũng phát huy hiệu quả. Từ tổng vốn giải ngân hơn 3.500 tỷ đồng đã có hàng trăm ngàn khoản vay tới người nông dân. Trong đó có thể kể đến như: Cao su tiểu điền đạt 334 tỷ đồng với trên 27,22 nghìn khoản vay; Ngành chăn nuôi và trồng trọt đạt 885 tỷ đồng với gần 147,4 nghìn khoản vay; Chè và cây ăn quả đạt gần 883 tỷ đồng với trên 40 nghìn khoản vay; Chuỗi giá trị khí sinh học gần 75 tỷ đồng với 441 khoản vay; Tái canh cà phê hơn 1.000 tỷ đồng với 3.350 khoản vay; Nâng cấp dây chuyền, thiết bị chế biến lúa gạo cho các doanh nghiệp đạt gần 300 tỷ đồng cho 8 doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị lúa gạo.
Từ kết quả thiết thực các chương trình, dự án ODA mang lại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu trọng tâm giai đoạn 2019-2020 là vận động và xây dựng thành công 3 dự án gồm: Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng thủy sản bền vững; dự án thực phẩm an toàn nông nghiệp; dự án Phát triển bền vững ngành điều, hồ tiêu và cây ăn quả.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trong thời gian tới
Để nâng cao hơn nữa việc thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi khác trong thời gian tới, Ban Quản lý các dự án nông nghiệp cần bám sát Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, từ đó rà soát và dành nguồn lực cho các lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ và các địa phương để sử dụng đúng mục đích, cam kết với các nhà tài trợ, phát huy hiệu quả tốt nhất các nguồn vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, Ban quản lý các dự án nông nghiệp cần bám sát Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 19/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc“Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài
trong tình hình mới cho chi đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên”. Theo đó, việc huy động, quản lý và sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương, các chủ dự án và các tổ chức, cá nhân liên quan phải gắn với việc cơ cấu lại đầu tư công và định hướng huy động, sử dụng nguồn vốn này trong từng thời kỳ, nhất là việc thực hiện Đề án cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài chỉ được sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên. Tăng cường trách nhiệm của cơ quan chủ quản, người ra quyết định đầu tư, chủ dự án, người sử dụng vốn. Ngoài ra, đối với các dự án vay mới, các dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đàm phán ký kết Hiệp định vay, các bộ, ngành, địa phương chỉ được đề xuất sử dụng vốn vay theo các tiêu chí: (i) Ưu tiên sử dụng vốn vay cho khoản chi bằng ngoại tệ (chi nhập khẩu/mua sắm hàng hóa, dịch vụ, tư vấn nước ngoài); (ii) Khoản chi cho cấu phần xây lắp trong tổng mức đầu tư; (iii) Khoản chi có liên quan đến chuyển giao công nghệ; giải trình rõ sự cần thiết vay vốn có yêu cầu ràng buộc của nhà tài trợ về xuất xứ hàng hóa, nhà thầu.
Các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý, giám sát, thực hiện chế độ báo cáo đánh giá định kỳ về hoạt động quản lý, sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, báo cáo cấp có thẩm quyền.
Bộ Tài chính công khai các thông tin về khung điều kiện vay ODA, vay ưu đãi của các nhà tài trợ chủ yếu để các bộ, ngành, địa phương, chủ dự án, các tổ chức, cơ quan, các doanh nghiệp làm cơ sở tính toán khi quyết định đăng ký đề xuất dự án dự kiến sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài theo quy định của Luật Quản lý nợ công.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 16/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và Nghị định số 132/2018/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP để phù hợp với Luật Đầu tư công (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua. Đồng thời chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương lựa chọn chương trình, dự án phù hợp với nguyên tắc, định hướng thu hút vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1489/QĐ-TTg để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất chương trình, dự án.
Các bộ, ngành, địa phương xây dựng danh mục dự án đầu tư phát triển ưu tiên. Ưu tiên bố trí đầy đủ vốn đối ứng để triển khai thực hiện dự án. Chuẩn bị tốt công tác giải phóng mặt bằng và phối hợp với nhà tài trợ giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện…
Việc bám sát Chỉ thị 18 và Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trong triển khai thực hiện và nâng cao hiệu quả nguồn vốn ODA nông nghiệp thời gian tới sẽ tiếp tục đảm bảo hiệu quả thiết thực của nguồn ODA trong đóng góp vào phát triển một nền nông nghiệp hướng tới hiện đại và bền vững./.
Trong 20 năm qua, Ban Quản lý các dự án nông nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện 20 chương trình, dự án với tổng vốn ODA gần 2 tỷ USD từ các nhà tài trợ quốc tế lớn như: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và Chính phủ các nước Nhật Bản, Anh, Đức, Úc, Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan, Hàn Quốc… Các dự án có phạm vi hoạt động tại 63 tỉnh, thành trên cả nước, đa dạng về lĩnh vực, hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại và bền vững.
Nguồn vốn ODA dành cho nông nghiệp chủ yếu tập trung vào xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ nhu cầu dân sinh và hoạt động sản xuất tại các địa phương. Trong 20 năm, gần 5.000 km đường giao thông nông thôn được đầu tư nâng cấp, trên 700 km kênh mương và công trình hồ đập thủy lợi, 22 trạm bơm được cải tạo bảo đảm công tác tưới tiêu cho khoảng 100 nghìn ha cây trồng; gần 100 km đê biển, đê sông được kè, nâng cấp, cải tạo; 21 cảng cá, bến cá và gần 50 vùng nuôi được nâng cấp cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, gần 600 chợ nông thôn và chợ an toàn thực phẩm được cải tạo và nâng cấp tại 18 tỉnh, thành phố với 25 nghìn hộ tiểu thương được hưởng lợi. Ngoài ra, có gần 30 viện, trường đại học thuộc ngành Nông nghiệp được đầu tư nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị.
Người nông dân tại 63 tỉnh, thành trên cả nước đều được hưởng lợi từ các chương trình, dự án ODA phát triển nông nghiệp bền vững. Đến nay, đã có trên 47,63 nghìn lượt nông dân được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su; 607 nghìn lượt nông dân được đào tạo về chương trình quản lý Dịch hại tổng hợp (IPM), Giống và chăn nuôi gia súc nhỏ; trên 11,67 nghìn lượt nông dân được đào tạo về nâng cao năng suất cây trồng và đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường; 50 nghìn lượt nông dân được đào tạo, tập huấn về IPM, quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), xử lý chất thải nông nghiệp sử dụng chế phẩm sinh học; hơn 100 nghìn lượt người được đào tạo về xử lý chất thải chăn nuôi và sử dụng công trình khí sinh học đúng cách; 9 nghìn hộ dân tham gia thực hành nuôi trồng thủy sản bền vững, 13 nghìn ngư dân tham gia quản lý và khai thác thủy sản bền vững; 115 nghìn nông dân được tập huấn sản xuất lúa bền vững và 26 nghìn nông dân được tập huấn về sản xuất và tái canh cà phê bền vững; hơn 20 nghìn cán bộ quản lý, kỹ sư nông nghiệp, khuyến nông viên được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực.
Đánh giá hiệu quả thiết thực từ dự án vốn ODA mang lại, có thể kể đến kết quả thành công của dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) thuộc Ban quản lý các dự án nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ chính, với tổng vốn khoảng 301 triệu USD. Đây là một trong những dự án lớn, quan trọng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, góp phần triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp thông qua tăng cường năng lực thể chế của ngành; đổi mới phương thức canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị hai ngành hàng lúa gạo và cà phê tại hai vùng sản xuất hàng hóa chủ lực của Việt Nam là Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Thông qua dự án, người nông dân được đào tạo kỹ thuật, tiếp cận kỹ thuật canh tác mới, qua đó lựa chọn giải pháp canh tác thông minh giúp người nông dân thích nghi với biến đổi khí hậu, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và bảo vệ môi trường.
Hoạt động tín dụng nông nghiệp từ nguồn vốn ODA cũng phát huy hiệu quả. Từ tổng vốn giải ngân hơn 3.500 tỷ đồng đã có hàng trăm ngàn khoản vay tới người nông dân. Trong đó có thể kể đến như: Cao su tiểu điền đạt 334 tỷ đồng với trên 27,22 nghìn khoản vay; Ngành chăn nuôi và trồng trọt đạt 885 tỷ đồng với gần 147,4 nghìn khoản vay; Chè và cây ăn quả đạt gần 883 tỷ đồng với trên 40 nghìn khoản vay; Chuỗi giá trị khí sinh học gần 75 tỷ đồng với 441 khoản vay; Tái canh cà phê hơn 1.000 tỷ đồng với 3.350 khoản vay; Nâng cấp dây chuyền, thiết bị chế biến lúa gạo cho các doanh nghiệp đạt gần 300 tỷ đồng cho 8 doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị lúa gạo.
Từ kết quả thiết thực các chương trình, dự án ODA mang lại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu trọng tâm giai đoạn 2019-2020 là vận động và xây dựng thành công 3 dự án gồm: Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng thủy sản bền vững; dự án thực phẩm an toàn nông nghiệp; dự án Phát triển bền vững ngành điều, hồ tiêu và cây ăn quả.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trong thời gian tới
Để nâng cao hơn nữa việc thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi khác trong thời gian tới, Ban Quản lý các dự án nông nghiệp cần bám sát Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, từ đó rà soát và dành nguồn lực cho các lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ và các địa phương để sử dụng đúng mục đích, cam kết với các nhà tài trợ, phát huy hiệu quả tốt nhất các nguồn vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, Ban quản lý các dự án nông nghiệp cần bám sát Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 19/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc“Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài
trong tình hình mới cho chi đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên”. Theo đó, việc huy động, quản lý và sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương, các chủ dự án và các tổ chức, cá nhân liên quan phải gắn với việc cơ cấu lại đầu tư công và định hướng huy động, sử dụng nguồn vốn này trong từng thời kỳ, nhất là việc thực hiện Đề án cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài chỉ được sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên. Tăng cường trách nhiệm của cơ quan chủ quản, người ra quyết định đầu tư, chủ dự án, người sử dụng vốn. Ngoài ra, đối với các dự án vay mới, các dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đàm phán ký kết Hiệp định vay, các bộ, ngành, địa phương chỉ được đề xuất sử dụng vốn vay theo các tiêu chí: (i) Ưu tiên sử dụng vốn vay cho khoản chi bằng ngoại tệ (chi nhập khẩu/mua sắm hàng hóa, dịch vụ, tư vấn nước ngoài); (ii) Khoản chi cho cấu phần xây lắp trong tổng mức đầu tư; (iii) Khoản chi có liên quan đến chuyển giao công nghệ; giải trình rõ sự cần thiết vay vốn có yêu cầu ràng buộc của nhà tài trợ về xuất xứ hàng hóa, nhà thầu.
Các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý, giám sát, thực hiện chế độ báo cáo đánh giá định kỳ về hoạt động quản lý, sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, báo cáo cấp có thẩm quyền.
Bộ Tài chính công khai các thông tin về khung điều kiện vay ODA, vay ưu đãi của các nhà tài trợ chủ yếu để các bộ, ngành, địa phương, chủ dự án, các tổ chức, cơ quan, các doanh nghiệp làm cơ sở tính toán khi quyết định đăng ký đề xuất dự án dự kiến sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài theo quy định của Luật Quản lý nợ công.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 16/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và Nghị định số 132/2018/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP để phù hợp với Luật Đầu tư công (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua. Đồng thời chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương lựa chọn chương trình, dự án phù hợp với nguyên tắc, định hướng thu hút vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1489/QĐ-TTg để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất chương trình, dự án.
Các bộ, ngành, địa phương xây dựng danh mục dự án đầu tư phát triển ưu tiên. Ưu tiên bố trí đầy đủ vốn đối ứng để triển khai thực hiện dự án. Chuẩn bị tốt công tác giải phóng mặt bằng và phối hợp với nhà tài trợ giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện…
Việc bám sát Chỉ thị 18 và Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trong triển khai thực hiện và nâng cao hiệu quả nguồn vốn ODA nông nghiệp thời gian tới sẽ tiếp tục đảm bảo hiệu quả thiết thực của nguồn ODA trong đóng góp vào phát triển một nền nông nghiệp hướng tới hiện đại và bền vững./.
Linh An
Mục tiêu phát triển nông nghiệp đến năm 2030: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 3,0%/năm. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 6-8%. Đến năm 2030, có 80.000-100.000 doanh nghiệp có hoạt động đầu tư kinh doanh hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có khoảng 3.000-4.000 doanh nghiệp có quy mô lớn và 6.000 - 8.000 doanh nghiệp quy mô vừa./. (Theo Nghị quyết 53/NQ-CP ngày 17/7/2019 của Chính Phủ về “Giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững”) |