Kết quả kiềm chế lạm phát năm 2019
CPI bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với năm 2018 và tăng 5,23% so với tháng 12 năm 2018. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2019 tăng 2,01% so với bình quân năm 2018.
Mặt bằng giá thị trường trong năm 2019 biến động theo hướng tăng cao trong tháng diễn ra Tết Nguyên đán, giảm nhẹ trong tháng 3, tăng dần trở lại trong hai tháng tiếp theo, sau đó giảm trở lại vào tháng 6 và tiếp tục tăng vào các tháng cuối năm. Cùng với diễn biến tăng/giảm giá cả thị trường, CPI các tháng cũng tăng/ giảm theo xu hướng của thị trường. CPI tăng cao nhất vào tháng 2 tăng 0,8%, tháng 11 tăng 0,96%, tháng 12 tăng 1,4%.
CPI bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với năm 2018 và tăng 5,23% so với tháng 12 năm 2018. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2019 tăng 2,01% so với bình quân năm 2018.
Mặt bằng giá thị trường trong năm 2019 biến động theo hướng tăng cao trong tháng diễn ra Tết Nguyên đán, giảm nhẹ trong tháng 3, tăng dần trở lại trong hai tháng tiếp theo, sau đó giảm trở lại vào tháng 6 và tiếp tục tăng vào các tháng cuối năm. Cùng với diễn biến tăng/giảm giá cả thị trường, CPI các tháng cũng tăng/ giảm theo xu hướng của thị trường. CPI tăng cao nhất vào tháng 2 tăng 0,8%, tháng 11 tăng 0,96%, tháng 12 tăng 1,4%.
Hình 1. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2019
Năm 2019, tiếp tục với mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ, hàng quý hoặc đột xuất, Ban Chỉ đạo điều hành giá do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Trưởng ban đều họp đánh giá kết quả công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát và đưa ra các kịch bản lạm phát các tháng còn lại để chủ động điều hành giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý vào các thời điểm phù hợp nhằm hạn chế lạm phát kỳ vọng. Cụ thể: Các Bộ, ngành đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đầu mối là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê), Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong công tác tính toán dự báo, xây dựng kịch bản chi tiết, cụ thể cho từng thời điểm, từng giai đoạn đối với từng mặt hàng thiết yếu nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán, cân đối chính sách kinh tế vĩ mô, gắn điều hành tăng trưởng với kiểm soát lạm phát để kịp thời đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp thực hiện hiệu quả. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai đồng bộ các biện pháp điều hành giá theo các kịch bản đã được phê duyệt; Đẩy mạnh công tác kiểm tra thực hiện pháp luật về giá, kiểm soát chặt chẽ việc kê khai giá.
Bảng 1. So sánh CPI trong 5 năm gần đây
Một số nguyên nhân làm tăng CPI trong năm 2019
1. Điều hành của Chính phủ
Giá điện sinh hoạt điều chỉnh tăng từ ngày 20/3/2019 theo Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 của Bộ Công Thương, cùng với nhu cầu tiêu dùng điện tăng vào dịp Tết và thời tiết nắng nóng trong quý II/2019, quý III/2019 làm cho giá điện sinh hoạt năm 2019 tăng 8,38% so với năm 2018.
Giá điện sinh hoạt điều chỉnh tăng từ ngày 20/3/2019 theo Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 của Bộ Công Thương, cùng với nhu cầu tiêu dùng điện tăng vào dịp Tết và thời tiết nắng nóng trong quý II/2019, quý III/2019 làm cho giá điện sinh hoạt năm 2019 tăng 8,38% so với năm 2018.
Giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng theo Thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 5/7/2019 của Bộ Y tế, về việc quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và Thông tư số 14/2019/TT-BYT ngày 5/7/2019 quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế tăng 4,65% so với năm 2018, làm CPI chung tăng 0,18%.
Thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ, 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng học phí các cấp học. Theo đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục tăng 6,11% so với năm trước, làm CPI chung tăng 0,32%.
Từ tháng 4/2019, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tăng giá sách giáo khoa năm học 2019-2020, làm cho chỉ số giá nhóm văn phòng phẩm tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước.
2. Yếu tố thị trường, cung cầu
Nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi tăng cao vào hai tháng đầu năm và các tháng cuối năm 2019, làm tăng giá một số mặt hàng tiêu dùng thuộc nhóm thực phẩm, dịch vụ ăn uống, đồ uống, dịch vụ giao thông công cộng, dịch vụ du lịch… Bình quân năm 2019 so với năm trước: Giá thực phẩm tăng 5,08%, giá các mặt hàng đồ uống, thuốc lá tăng khoảng 1,99%; quần áo may sẵn các loại tăng 1,70%; giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 3,02%; giá du lịch trọn gói tăng 3,04%, trong đó mặt hàng thịt lợn bình quân năm 2019 tăng 11,79% là một trong những nguyên nhân chính làm CPI các tháng cuối năm tăng cao.
3. Diễn biến giá thịt lợn năm 2019
3. Diễn biến giá thịt lợn năm 2019
Do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tính đến ngày 19/12/2019, tổng số lợn tiêu hủy gần 6,0 triệu con với tổng trọng lượng 340,8 nghìn tấn. Với số lượng bị tiêu hủy này, sản lượng thịt lợn cả năm 2019 ước đạt khoảng 3,3 triệu tấn, giảm 13,8% so với năm 2018. Hiện nay, tổng đầu lợn theo báo cáo của các tỉnh hiện còn là 21.106,8 nghìn con, giảm 25,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó đàn nái là 2,7 triệu con; đàn lợn giống cụ kỵ, ông bà còn 109 nghìn con.
Thịt lợn là mặt hàng thiết yếu và chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 70%) trong cơ cấu tiêu dùng thực phẩm của người dân. Vậy nên khi số lượng tăng đàn giảm ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn trong dân, dẫn đến việc “thổi giá” trên thị trường. Thời gian đầu khi xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi, người tiêu dùng chưa có đầy đủ thông tin nên nhu cầu tiêu thụ giảm (do đó giá thịt lợn giảm từ tháng 4/2019 đến tháng 6/2019). Tuy nhiên đến nay, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này đã trở lại bình thường và theo quy luật hằng năm giá mặt hàng thịt lợn có xu hướng tăng trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Hiện nay, giá thịt lợn hơi tùy từng địa phương tại miền Bắc giao động từ 90-95 nghìn đồng/kg; giá tại miền Trung và Tây Nguyên từ 80-90 nghìn đồng/kg; giá tại miền Nam giao động từ 80-95 nghìn đồng/kg. Trong những tháng cuối năm, tình hình dịch bệnh đã giảm, giá thịt lợn tăng cao khiến người chăn nuôi đẩy mạnh tăng đàn, ước tính tổng đàn lợn tháng 12/2019 tăng 0,5% so với tháng 11/2019. Tổng cục Thống kê ước sản lượng thịt lợn cung ứng cho thị trường thiếu hụt khoảng hơn 200 nghìn tấn.
Ngoài ra, giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới có xu hướng tăng, như: Giá nhiên liệu, chất đốt, sắt thép,… nên năm 2019 ước tính chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa so cùng kỳ tăng 0,59%, chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa tăng 3,01%; chỉ số giá sản xuất công nghiệp tăng 1,25%; chỉ số giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,31%.
Các yếu tố kiềm chế CPI trong năm 2019
Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân kiềm chế CPI năm 2019 cụ thể như: Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới năm 2019 tăng giảm đan xen, bình quân giá dầu Brent từ thời điểm 1/1/2019 đến thời điểm 20/12/2019 ở mức 64,05USD/thùng, giảm 10,28% so với bình quân năm 2018. Tính đến ngày 20/12/2019, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng 9 đợt, giảm 11 đợt và 4 đợt giữ ổn định, tính chung năm 2019 chỉ số giá xăng dầu giảm 3,14% so với năm 2018, làm CPI chung giảm 0,15%.
Bên cạnh đó, giá gas sinh hoạt trong nước được điều chỉnh theo giá gas thế giới, năm 2019 giảm 5,97% so với cùng kỳ năm trước. Giá đường trong nước cũng giảm mạnh theo giá đường thế giới, năm 2019 giảm 3,17% so với cùng kỳ năm 2018.
Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối cung cầu, chuẩn bị tốt nguồn hàng, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình triển khai thực hiện công tác quản lý bình ổn giá tại một số địa phương, điều hành tỷ giá theo cơ chế tỷ giá trung tâm linh hoạt.
Kết quả chỉ số CPI bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với năm 2018 và tăng 5,23% so với tháng 12 năm 2018. Như vậy, mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2019 dưới 4% đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý đặt ra trong năm 2019./.
Ngoài ra, giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới có xu hướng tăng, như: Giá nhiên liệu, chất đốt, sắt thép,… nên năm 2019 ước tính chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa so cùng kỳ tăng 0,59%, chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa tăng 3,01%; chỉ số giá sản xuất công nghiệp tăng 1,25%; chỉ số giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,31%.
Các yếu tố kiềm chế CPI trong năm 2019
Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân kiềm chế CPI năm 2019 cụ thể như: Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới năm 2019 tăng giảm đan xen, bình quân giá dầu Brent từ thời điểm 1/1/2019 đến thời điểm 20/12/2019 ở mức 64,05USD/thùng, giảm 10,28% so với bình quân năm 2018. Tính đến ngày 20/12/2019, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng 9 đợt, giảm 11 đợt và 4 đợt giữ ổn định, tính chung năm 2019 chỉ số giá xăng dầu giảm 3,14% so với năm 2018, làm CPI chung giảm 0,15%.
Bên cạnh đó, giá gas sinh hoạt trong nước được điều chỉnh theo giá gas thế giới, năm 2019 giảm 5,97% so với cùng kỳ năm trước. Giá đường trong nước cũng giảm mạnh theo giá đường thế giới, năm 2019 giảm 3,17% so với cùng kỳ năm 2018.
Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối cung cầu, chuẩn bị tốt nguồn hàng, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình triển khai thực hiện công tác quản lý bình ổn giá tại một số địa phương, điều hành tỷ giá theo cơ chế tỷ giá trung tâm linh hoạt.
Kết quả chỉ số CPI bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với năm 2018 và tăng 5,23% so với tháng 12 năm 2018. Như vậy, mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2019 dưới 4% đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý đặt ra trong năm 2019./.
ThS. Đỗ Thị Ngọc
Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá - TCTK
Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá - TCTK