Khoa học và công nghệ - Thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội

|

Khoa học và công nghệ - Thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội

Trong những thập niên gần đây, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học công nghệ (KHCN), Việt Nam đã đt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực khoa học - xã hội - nhân văn, khoa học tự nhiên, xây dựng, công nghệ thông tin, truyền thông, y học... Những thành công trong nghiên cứu và ứng dụng KHCN đã góp phần làm cho cht lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện theo hướng bền vững và ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, hot động KHCN của nước ta vẫn còn không ít khó khăn, thách thức, cần sự đầu tư phát triển hơn nữa để tiếp tục có những đóng góp thiết thực vào việc thúc đy phát triển đồng bộ các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đt nước trong tình hình mới.
 
Thành tựu

Thời gian qua, Việt Nam chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của KHCN, nht là trên các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới… Theo đó, KHCN của Việt Nam đã từng bước hội nhập, giao lưu với nền KHCN thế giới, tạo thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
 
Theo số liệu nghiên cứu của Bộ Khoa học và Công ngh, nhân tố KHCN đóng góp hơn 30% giá trị gia tăng trong sản xut nông nghiệp, 38% trong sản xut giống cây trồng, vật nuôi. Số lượng bài báo khoa học, công trình công bố quốc tế của Việt Nam tăng nhanh, xếp thứ 56 trên tổng số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh th, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam liên tục tăng.
 
Năm 2019, Báo cáo vxếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cho biết, Việt Nam tăng 3 bậc lên vị trí 42/129 quốc gia/nền kinh tế. Với thứ hạng này Việt Nam vươn lên thứ nht trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp, thứ 3 trong ASEAN, sau Singapore và Malaysia. Đây là thứ hạng cao nht Việt Nam đt được từ trước đến nay. So với năm 2018, hai chỉ số liên quan khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tăng mạnh. Trong đó, tổng chi cho nghiên cứu và phát triển tăng 5 bậc (đầu vào); sản phẩm dựa trên tri thức và công nghệ tăng 8 bậc (đầu ra). Các chỉ số về trình độ phát triển của thị trường tăng 3 bậc; tín dụng tăng 4 bậc; tăng năng sut lao động tăng 3 bậc. Năm 2018, Việt Nam được xếp hạng 45 trên 126 quốc gia và nền kinh tế, tăng 02 bậc so với năm 2017. Trong khi đó, năm 2017, chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam đt 47/127 nước và nền kinh tế tăng 12 bậc so với năm 2016 (59/128), xếp vị trí thứ 9 trong khu vực Đông Nam Á - Đông Á - châu Đại Dương.

 


Ảnh minh họa: Nguồn internet
 
Có thể thy, sự phát triển của hot động KHCN thời gian qua đã từng bước được đáp ứng với hệ thống văn bản quy phạm pháp lut được hoàn thiện, tập trung hỗ tr, thúc đy sự phát triển của doanh nghiệp KHCN; khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao vào những ngành, lĩnh vực ưu tiên và ngăn chặn nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ lạc hậu; xây dựng hệ thống sở hữu trí tuệ phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phát huy tốt nht vai trò của sở hữu trí tuệ là công cụ thúc đy hot động đổi mới sáng tạo, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đt nước.
 
Theo thống kê, hiện nay hệ thống các tổ chức KHCN tại Việt Nam có sự phát triển mạnh, cả nước đã có hơn 4.000 tổ chức KHCN thuộc mọi thành phần kinh tế. Đội ngũ nhân lực phát triển cả về số lượng và cht lượng với khoảng 67 nghìn cán bộ nghiên cứu, đt tỷ lệ 7 người/vạn dân. Số lượng công bố quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam tăng trung bình 26%/năm, lĩnh vực toán học và vật lý luôn đứng ở tốp đầu các nước ASEAN. Việc ứng dụng công nghệ cao và phát triển sản phẩm theo chuỗi được đy mạnh trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp. Các nhà khoa học trong nước đã làm chủ công nghệ thiết kế, thi công các nhà máy thủy điện lớn, công trình ngầm, nhà cao tầng, cầu dây văng, đường cao tốc đt chuẩn quốc tế; chế tạo thành công thiết bị cơ khí thủy công và nâng hạ siêu trường, siêu trọng; làm chủ các kỹ thut tiên tiến trong y tế như ghép đa tạng, sản xut vc-xin.
 
Năm 2019, đã có 68.386 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2018; Lượng đơn sở hữu công nghiệp được xử lý tăng đột biến (46,9% so với cùng kỳ năm 2018); cấp văn bằng bảo hộ cho 30.453 đối tượng sở hữu công nghiệp, tăng 50,4% so với cùng kỳ năm 2018 (20.251 văn bằng).
 
Cùng với đó, theo kết quả TĐT dân số năm 2019, tỷ lệ dân số có trình độ chuyên môn kỹ thut của Việt Nam đã tăng lên đáng kể so với năm 2009, tăng 5,9 điểm phần trăm, đạt 19,2% (năm 2009: 13,3%). Tỷ lệ dân số có trình độ đại học trở lên tăng mạnh nht (chiếm 9,3%), gấp hơn hai lần so với năm 2009 (năm 2009: 4,4%).
 
Với nguồn lực tham gia hot động KHCN hiện có, Việt Nam đã có thêm nhiều những thành tựu trong nghiên cứu, đổi mới sáng tạo. Theo đó, KHCN đã có những đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển của các ngành chủ chốt. Cụ thể: Năm 2019, lần đầu tiên vệ tinh do kỹ sư Việt Nam thiết kế bay vào vũ trụ; ra mt nền tảng dữ liệu bản đồ số Việt Nam - Vmap (Đây được coi là sự kết tinh của trí tuệ Việt Nam trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0).
 
Trong lĩnh vực nông nghiệp: Gạo ST25 của Việt Nam được bình chọn là Gạo ngon nht thế giới” năm 2019 và được ICI (International Commodity Institute) cấp chứng nhận. Ngoài ra, với sự hỗ trvà phát triển KHCN Việt Nam đã sản xut thành công vc-xin phòng nhiều bệnh cho vật nuôi, như: vc-xin cúm gia cầm A/H5N1; phòng bệnh tai xanh cho lợn…
 
Cũng trong năm 2019, để quảng bá hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam ra thế giới và thu hút các nguồn lực quốc tế đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức các Ngày hội đổi mới sáng tạo (Techfest) quốc tế tại Hoa Kỳ (từ 7-14/9); Hàn Quốc (từ 3-9/11) và Singapore (từ 10-14/11).
 
Tại Việt Nam, Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2019 (Techfest Việt Nam 2019) được tổ chức tại Quảng Ninh (từ ngày 4-6/12) đã thu hút sự quan tâm của hơn 700 doanh nghiệp khởi nghiệp từ cuộc thi của các làng công ngh. Với trên 250 cuộc kết nối giữa doanh nghiệp khởi nghiệp với mức quan tâm đầu tư đt gần 14 triệu USD. Những kết quả đt được từ ngày hội Techfest 2019 đã cho thy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam, đã từng bước tiến ra và hội nhập với quốc tế.
 
Đặc biệt, những tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh cả thế giới đang gồng mình chống đại dịch COVID-19, Việt Nam là một trong số ít các nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dương. Trong kết quả đó, vai trò của KHCN đã càng ngày càng được khẳng định với nhiều đề xuất, giải pháp sáng chế, phục vụ hiệu quả cho công tác phòng chống dịch, như: Nghiên cứu, sản xut thành công bộ KIT phát hiện SARS-CoV-2, đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng, Vương Quốc Anh cấp giy chứng nhận được bán tự do tại thị trường châu Âu; Tổ chức Y tế thế giới cũng đã cấp Giy chứng nhận cht lượng sản phẩm vào ngày 24/4/2020. Cho đến nay, hơn 230.000 test đã được cung cấp cho cả nước, góp phần đặc biệt quan trọng trong công tác phòng chống Covid-19 ở nước ta.
 
Ngoài ra, với sự tham gia của KHCN, Việt Nam cũng đã nghiên cứu, sản xut và thử nghiệm thành công sản phẩm robot hỗ trợ y tế, giúp giảm tải công việc cho đội ngũ y bác s, giảm tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh, người nghi nhiễm bệnh, qua đó giảm lây nhiễm chéo virut Corona…
 
Với các kết quả khả quan từ việc nghiên cứu thành công các sản phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian ngắn vừa qua đã thể hiện sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và xã hội, đồng thời khẳng định sự lớn mạnh của các tổ chức KHCN và các nhà khoa học của Việt Nam, từng bước đáp ứng yêu cầu và có đủ năng lực để hội nhập thế giới và khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển của đt nước.
 
Thách thức
 
Mặc dù đã có những cải thiện nht định về tiềm lực KHCN, song đến nay hot động KHCN nước ta còn nhiều hạn chế, thách thức. Trong đó, mặc dù hiện các sản phẩm KHCN của Việt Nam đã được cải tiến và đổi mới nhiều, song phần lớn vẫn sử dụng những công nghệ cũ, lạc hậu. Việc đổi mới công nghệ so với mt bằng chung vẫn còn chậm.
 
Bên cạnh đó, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh m, năng lực tiếp cận thị trường KHCN của Việt Nam còn khá chậm so với các nước trên thế giới. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn lạc hậu.
 
Thực tế cho thy, thị trường KHCN ở nước ta phát triển còn chậm, còn ít các tổ chức trung gian có uy tín, kinh nghiệm trong hot động kết nối cung - cầu. Nguồn cung công nghệ của thị trường hạn chế, đổi mới công nghệ chưa trở thành nhu cầu cấp bách của doanh nghiệp. Đầu tư của xã hội, nht là của doanh nghiệp cho khoa học và công nghệ vẫn thấp so với tiềm năng; năng lực hấp thụ công ngh, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong nước chưa cao.
 
Bên cạnh đó, mặc dù Việt Nam có quy mô nhân lực đông, có sức khoẻ song lại thiếu kỹ năng và năng lực đổi mới sáng tạo. Đây là điểm bt lợi của lao động Việt Nam để hội nhập với lao động thế giới. Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2019, kỹ năng kỹ thut số của người Việt Nam được đánh giá ở mức điểm 3,8 trên thang điểm 7 (xếp hạng 97), kỹ năng phản biện trong giảng dy chỉ ở mức 3 điểm trên thang điểm 7 (xếp hạng 106 trên 141 nền kinh tế).
 
Đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học đầu ngành còn thiếu và thiếu các trung tâm khoa học lớn; hiệu quả sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và kết quả hot động của các khu công nghệ cao còn thấp. Thiếu cơ chế quản lý khoa học nht là cơ chế tự ch, tự chịu trách nhiệm, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, việc nâng cao số lượng và cht lượng đội ngũ làm công tác khoa học không thể thực hiện trong thời gian ngắn mà đòi hỏi nhiều thời gian và tâm sức cũng là những thách thức không nhỏ cho việc phát triển nền KHCN nước nhà.
 
Số doanh nghiệp tham gia nghiên cứu trong lĩnh vực KHCN hiện nay chiếm tỷ trọng gần 9%, tỷ trọng này có khuynh hướng gia tăng, tuy nhiên tỷ trọng doanh nghiệp làm việc trực tiếp liên quan đến nghiên cứu khoa học và phát triển lại chiếm một tỷ lệ rt nhỏ so với quy mô trên trên 610,6 nghìn doanh nghiệp đang hot động có kết quả kinh doanh tại Việt Nam hiện nay (Theo Sách Trắng Doanh nghiệp 2020 của Tổng cục Thống kê tại thời điểm 31/12/2018, cnước có 610.637 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh).
 
Bức tranh đổi mới sáng tạo của Việt Nam khá mờ nht so với các nước trong khu vực khi số bằng phát minh sáng chế, số sáng chế áp dụng để thương mại hoá ở Việt Nam đều ở khoảng cách khá xa so với các nước. Trong đó phải kể đến việc đầu tư cho hot động nghiên cứu và phát triển (R&D) của Việt Nam còn khá hạn chế. Theo tính toán chi cho hot động R&D của Việt Nam năm 2018 chỉ khoảng 0,4% GDP so với con số 3,3% GDP của Nht Bản, 2,2% GDP của Singapore, 2,1% GDP của Trung Quốc. Tại Hàn Quốc, chi cho hot động R&D hiện nay chiếm đến 4,2% GDP, số bằng sáng chế được áp dụng thương hiệu vượt cả Nht Bản với 4378 sáng chế/ triệu dân, thu nhập bình quân đầu người đt 29.891 USD (năm 2018).
 
Nguồn vốn đầu tư cho KHCN hiện chưa được chú trọng nhiều. Đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ còn khá thấp, chủ yếu là từ ngân sách nhà nước. Hot động KHCN phần lớn được đầu tư từ ngân sách nhà nước với mức kinh phí vào khoảng 1,4 - 1,8% tổng chi NSNN hàng năm (không tính phần chi dự phòng an ninh, quốc phòng).
 
Các chuyên gia cho rằng, KHCN chính là yếu tố quyết định cho tăng trưởng trong dài hạn, là chìa khóa để Việt Nam vượt qua trạng thái dừng, thoát by thu nhập trung bình, đt tăng trưởng kinh tế cao, vươn lên sự thịnh vượng của quốc gia, của dân tc… Do vậy, để tạo động lực cho phát triển KHCN, từ đó thúc đy phát triển kinh tế đt nước, một trong những giải pháp cần chú trọng ưu tiên thực hiện là xã hội hóa các nguồn lực đầu tư cho KHCN, thu hút đầu tư từ doanh nghiệp, coi đây là nguồn lực chính. Đồng thời, cần chủ động xây dựng, hoàn thiện, bổ sung và phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan trực tiếp nhằm đồng bộ hóa thể chế tài chính đối với KHCN, nht là trong điều kiện hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay; rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật, chính sách về sở hữu trí tu, chuyển giao công nghệ và cạnh tranh; tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia thị trường KHCN tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng với lãi sut thấp; hoàn thiện chính sách nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, từ đây khuyến khích chuyển giao các công nghệ tiên tiến và hạn chế những công nghệ cũ, lạc hậu từ nước ngoài vào Việt Nam… Có như vy, KHCN ở nước ta mới thực sự trở thành lực lượng sản xut hiện đại, là nền tảng của nền kinh tế tri thức của quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng sut lao động, hiệu quả sản xut phát triển và trở thành động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế đt nước./.

 
Trần Thị Thu Trang
Vụ Thống kê Tổng hợp - TCTK