Dầu khí là một trong những ngành kinh tế trụ cột của nền kinh tế quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới từ đầu năm đến nay, khiến nhiều ngành sản xuất trên toàn cầu lâm vào tình cảnh khốn đốn, hoạt động giao thông vận tải đình trệ, giá dầu thế giới giảm mạnh kéo dài, đặt ngành dầu khí Việt Nam đứng trước những thách thức chưa từng có trong lịch sử phát triển.
Những tháng đầu năm 2020 thực sự là quãng thời gian đầy khó khăn đối với ngành dầu khí Việt Nam. Sự lây lan mạnh mẽ của dịch bệnh Covid-19 dẫn tới sự sụt giảm mạnh các hoạt động vận tải, lưu thông hàng hóa và hành khách ở tất cả các loại hình đường bộ, hàng không..., khiến cho hoạt động sản xuất và kinh doanh xăng dầu chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), tổng nhu cầu tiêu thụ xăng, dầu trong cả nước Quý I/2020 ước giảm khoảng 30% so cùng kỳ năm trước. Do gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, nhiều cửa hàng, đại lý xăng dầu trong nước, đã hạn chế nhập hàng để chờ giá giảm, chiết khấu bán lẻ trên thị trường. Điều này đã làm lượng tồn kho các sản phẩm xăng, dầu tại các nhà máy lọc dầu tăng mạnh. Tại thời điểm ngày 30/3/2020, tồn kho các sản phẩm (trừ DO) đều vượt ngưỡng nguy cơ vượt giới hạn tồn trữ (tank top). Cụ thể, tồn kho dầu thô tại Nhà máy dầu Dung Quất và Nghi Sơn lần lượt là 384.300 m3 và 533.500 m3 với tỷ lệ tồn kho lần lượt là 76% và 64%; tồn kho xăng tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là 138.200 m3, tỷ lệ 87%, còn tại Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn là 167,500 m3, tỷ lệ 81%. Thậm chí tại một số thời điểm, tồn kho xăng tại các nhà máy lọc dầu trên 90%, vượt xa mức cho phép. Lượng hàng tồn kho xăng dầu của BSR cũng có xu hướng tăng cao, gần đạt ngưỡng khi các khách hàng giảm bình quân tới 30% kế hoạch do tình hình tiêu thụ và sức chứa hạn chế. Đối với sản phẩm khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và hạt nhựa PP, nhiều khách hàng cũng đề nghị giảm sản lượng và giãn thời gian nhận hàng.
Sự giảm sút về giá dầu thô và sức tiêu thụ đã dẫn tới sự sụt giảm về doanh thu của ngành dầu khí nước ta. PVN tính toán, nếu giá dầu trung bình cả năm 2020 đạt 30 USD/thùng (sụt giảm một nửa so với mức giá 60 USD/thùng theo Nghị quyết số 86 ngày 12/11/2019 của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020), thì doanh thu bán dầu thô của Tập đoàn giảm từ 4,668 tỷ USD xuống chỉ còn 2,362 tỷ USD. Kéo théo hệ lụy nộp ngân sách nhà nước cũng sẽ giảm tương ứng từ 1,594 tỷ USD xuống còn 806 triệu USD (tương ứng PVN mất 2,3 tỷ USD doanh thu và giảm gần 800 triệu USD nộp ngân sách nhà nước). Tuy nhiên trên thực tế, giá dầu thời gian qua đang ở mức khá sát với 20 USD/thùng, vượt cả tính toán của PVN về mức độ thiệt hại.
Những tháng đầu năm 2020 thực sự là quãng thời gian đầy khó khăn đối với ngành dầu khí Việt Nam. Sự lây lan mạnh mẽ của dịch bệnh Covid-19 dẫn tới sự sụt giảm mạnh các hoạt động vận tải, lưu thông hàng hóa và hành khách ở tất cả các loại hình đường bộ, hàng không..., khiến cho hoạt động sản xuất và kinh doanh xăng dầu chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), tổng nhu cầu tiêu thụ xăng, dầu trong cả nước Quý I/2020 ước giảm khoảng 30% so cùng kỳ năm trước. Do gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, nhiều cửa hàng, đại lý xăng dầu trong nước, đã hạn chế nhập hàng để chờ giá giảm, chiết khấu bán lẻ trên thị trường. Điều này đã làm lượng tồn kho các sản phẩm xăng, dầu tại các nhà máy lọc dầu tăng mạnh. Tại thời điểm ngày 30/3/2020, tồn kho các sản phẩm (trừ DO) đều vượt ngưỡng nguy cơ vượt giới hạn tồn trữ (tank top). Cụ thể, tồn kho dầu thô tại Nhà máy dầu Dung Quất và Nghi Sơn lần lượt là 384.300 m3 và 533.500 m3 với tỷ lệ tồn kho lần lượt là 76% và 64%; tồn kho xăng tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là 138.200 m3, tỷ lệ 87%, còn tại Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn là 167,500 m3, tỷ lệ 81%. Thậm chí tại một số thời điểm, tồn kho xăng tại các nhà máy lọc dầu trên 90%, vượt xa mức cho phép. Lượng hàng tồn kho xăng dầu của BSR cũng có xu hướng tăng cao, gần đạt ngưỡng khi các khách hàng giảm bình quân tới 30% kế hoạch do tình hình tiêu thụ và sức chứa hạn chế. Đối với sản phẩm khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và hạt nhựa PP, nhiều khách hàng cũng đề nghị giảm sản lượng và giãn thời gian nhận hàng.
Sự giảm sút về giá dầu thô và sức tiêu thụ đã dẫn tới sự sụt giảm về doanh thu của ngành dầu khí nước ta. PVN tính toán, nếu giá dầu trung bình cả năm 2020 đạt 30 USD/thùng (sụt giảm một nửa so với mức giá 60 USD/thùng theo Nghị quyết số 86 ngày 12/11/2019 của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020), thì doanh thu bán dầu thô của Tập đoàn giảm từ 4,668 tỷ USD xuống chỉ còn 2,362 tỷ USD. Kéo théo hệ lụy nộp ngân sách nhà nước cũng sẽ giảm tương ứng từ 1,594 tỷ USD xuống còn 806 triệu USD (tương ứng PVN mất 2,3 tỷ USD doanh thu và giảm gần 800 triệu USD nộp ngân sách nhà nước). Tuy nhiên trên thực tế, giá dầu thời gian qua đang ở mức khá sát với 20 USD/thùng, vượt cả tính toán của PVN về mức độ thiệt hại.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Cũng theo PVN, hiện những dự án trọng điểm về tìm kiếm, thăm dò, khai thác đều chịu tác động không nhỏ của dịch bệnh Covid-19. Nhiều nhà thầu sẽ không thể điều động nhân sự sang triển khai các phần việc thuộc các dự án; tiến độ cung cấp vật tư thiết bị cho dự án từ các nước có dịch đang thực hiện phong toả, cách ly cũng bị gián đoạn hoặc chậm…
Bên cạnh đó, một loạt các công ty trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật ngành dầu khí như Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling), Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC), CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam (PV Coating)…cũng gặp khó tương tự khi các chủ đầu tư, nhà thầu có xu hướng cắt giảm và tối ưu hóa chi phí sản xuất. Với các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật dầu khí thực hiện ở nước ngoài, việc đưa lao động đi nước ngoài làm việc đang gặp nhiều khó khăn do hầu hết các nước đều hạn chế việc xuất nhập cảnh trong thời gian hiện tại, thủ tục xin visa bị siết chặt bởi cả 2 phía, gây khó khăn, tốn kém nhiều thời gian và chi phí hơn so với trước đây.
Thêm vào đó, việc giá dầu giảm mạnh cũng ảnh hưởng đến giá cung cấp các giàn khoan khi tái ký hợp đồng, bên sử dụng sẽ yêu cầu đàm phán lại giá. Các giàn khoan hiện đang cung cấp cho khách hàng ở nước ngoài, nếu dịch bệnh kéo dài, các cửa khẩu đóng cửa, ngừng các chuyến bay quốc tế… sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai các hợp đồng cung cấp dịch vụ và giá cho thuê giàn.
Nhằm giảm thiểu thiệt hại trước “khủng hoảng kép”, các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam đã nhanh chóng có những biện pháp ứng phó, điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Ví dụ như PVN đã quyết liệt triển khai đồng bộ các gói giải pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong từng lĩnh vực hoạt động về: Quản trị, đầu tư, tài chính, thị trường và cơ chế chính sách; tính toán phương án mua dự trữ dầu thô, sản phẩm xăng dầu nhằm tranh thủ cơ hội giá dầu chạm đáy làm động lực tăng trưởng khi thị trường ấm trở lại, đồng thời cắt giảm chi phí và sản xuất ở một mức độ có thể vừa đáp ứng được nhu cầu vừa giảm tối thiểu được số lỗ. Trong khi đó, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đã phải triển khai các giải pháp như nâng cao hệ số thu hồi dầu, tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động; tăng cường quản lý dòng tiền, sử dụng ngân sách hiệu quả, giảm thuê bên ngoài, huy động mọi nguồn lực sẵn có bảo đảm thực hiện nhiệm vụ. Để khắc phục tình hình khó khăn của hoạt động SXKD, Tổng công ty Thăm dò Khai khác dầu khí (PVEP) đã xây dựng các kịch bản tương ứng từng mức giá dầu cụ thể, đồng thời triển khai các giải pháp tối ưu chi phí vận hành, khai thác; chi phí quản lý, đầu tư,... Nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cũng nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như, tích cực làm việc với từng khách hàng, đưa ra các giải pháp, chính sách hỗ trợ để tối đa hóa khả năng tiếp nhận hàng hóa; Từng bước điều chỉnh giảm công suất của nhà máy để phù hợp sức chứa và khả năng tiếp nhận của khách hàng…
Với những nỗ lực cố gắng đó, trong 4 tháng đầu năm 2020, tất cả các đơn vị trong Tập đoàn PVN đều giữ được nhịp độ sản xuất, sản lượng sản xuất cơ bản hoàn thành vừa vượt mức đề ra. Sản xuất xăng dầu ước đạt 4,53 triệu tấn, vượt 2,2% kế hoạch 4 tháng. Tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí trong tháng 4/2020 bắt đầu khởi sắc hơn, sản lượng tiêu thụ xăng dầu của BSR và PVNDB đều tăng 3,6-17,6% so với tháng trước, giúp lượng tồn kho các sản phẩm tháng 4 có xu hướng giảm. Trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới, thị trường dầu khí quốc tế cũng như khó khăn của kinh tế trong nước, những kết quả trên là rất đáng ghi nhận.
Đến nay, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát ở Việt Nam song vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, do đó ngành dầu khí Việt Nam vẫn phải lường trước những thách thức sẽ phải đối mặt. Do đây là một ngành then chốt của nền kinh tế, nên cuối tháng 4/2020, Bộ Công Thương đã đề nghị ngành dầu khí nói chung và PVN nói riêng triển khai các giải pháp đối phó sau:
Thứ nhất, rà soát tổng thể kế hoạch các Lô dầu khí, các giếng khoan khai thác, xác định mức giá dầu khả thi để có các quyết sách tiếp tục thực hiện hay ngừng các giếng có sản lượng khai thác thấp trên cơ sở hiệu quả, bảo vệ tài nguyên, đảm bảo lợi ích nhà nước, lợi ích nhà đầu tư.
Thứ hai, cân đối sản lượng các mỏ có giá thành tốt để bù đắp cho phần thiếu hụt sản lượng ở những mỏ phải đóng hoặc giảm sản lượng.
Thứ ba, rà soát lại các nhiệm vụ thuộc công tác thăm dò - thẩm lượng, công tác phát triển mỏ mới, đảm bảo gia tăng đủ trữ lượng để chuẩn bị đưa mỏ vào khai thác trong năm 2020 (đón đầu khi giá dầu tăng).
Thứ tư, các đơn vị cung cấp dịch vụ chuẩn bị ngay các giải pháp ứng phó với nhu cầu dịch vụ cũng như giá dịch vụ sẽ giảm để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thứ năm, nghiên cứu, đầu tư công nghệ mới để tái cơ cấu lại các loại sản phẩm của PVN nhằm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm trong chuỗi giá trị dầu khí có giá trị gia tăng cao để bù đắp từng phần cho sự chi phối từ sản phẩm dầu khai thác.
Thứ sáu, tổ chức rà soát lại tất cả các nhiệm vụ, chi phí dự kiến của năm 2020. Cắt giảm tối đa các chi phí thuê ngoài, các nhiệm vụ chưa thật sự cấp bách. Thực hiện các giải pháp tiết kiệm chi phí, thường xuyên tổ chức tự kiểm tra giám sát để chấn chỉnh kịp thời các chi tiêu bất hợp lý. Thực hiện nghiêm túc việc mua sắm vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu và sử dụng các dịch vụ đúng quy định và đảm bảo chất lượng. Các đơn vị phối hợp sử dụng chung phụ tùng, vật tư cùng chủng loại; rà soát điều chỉnh định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu hao vật tư theo hướng tiết kiệm.
Thứ bảy, xây dựng ngay các giải pháp tài chính, đầu tư tổng thể trong toàn ngành dầu khí (bao gồm cả kế hoạch huy động nguồn vốn) để ứng phó kịp thời với những biến động xấu nhất của giá dầu trong năm 2020. Xây dựng các hạng mục đầu tư theo thứ tự ưu tiên phụ thuộc vào sự biến động của giá dầu. Tập trung vốn cho các dự án đầu tư có hiệu quả thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính, không đầu tư các dự án chưa thật sự cấp bách.
Bộ Công Thương đồng thời trình Chính phủ về các giải pháp về tài chính, đầu tư, thị trường, kinh doanh,… nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành dầu khí giai đoạn này. Đồng thời, tháo gỡ khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của các nhà máy lọc dầu trong nước cũng như khó khăn của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Một số giải pháp tháo gỡ cần được thực hiện từ doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và các cơ quan quản lý nhà nước:
Đối với các doanh nghiệp sản xuất xăng dầu, cần nghiên cứu, thực hiện các giải pháp để tối ưu hóa, tiết giảm chi phí vận hành; giảm giá thành sản phẩm; có cơ chế thanh toán linh hoạt; điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường (giảm công suất, điều chỉnh cơ cấu chủng loại sản phẩm Nhà máy lọc dầu); xuất khẩu sản phẩm trong nước không tiêu thụ hết,...
Về phía các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, cần điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình diễn biến thị trường và nhu cầu tiêu thụ xăng dầu; hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất trong nước bằng cách tiêu thụ tối đa lượng xăng, dầu sản xuất trong nước.
Còn đối với các cơ quan quản lý nhà nước, cần có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xăng dầu (ban hành các chính sách hỗ trợ về thuế, tiền tệ...); khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp tăng cường phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh (thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu ưu tiên tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất trong nước thay vì nhập khẩu; thương nhân sản xuất xăng dầu có chính sách bán hàng linh hoạt, giảm giá thành...)
Hy vọng, những giải pháp trên sẽ giúp ngành dầu khí Việt Nam vững vàng vượt qua những khó khăn và tiếp tục thể hiện vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế đất nước./.
ThS.Đỗ Ngọc Trâm
Học viện Ngân hàng
Học viện Ngân hàng