Tại Việt Nam, ngành công nghiệp giấy có sự đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế, âm thầm đồng hành phụ trợ cho nhiều ngành sản xuất như: Sản xuất bao bì, dùng trong bao gói sản phẩm... cộng hưởng để phát triển các ngành kinh tế khác như: Trồng rừng, khai thác gỗ rừng trồng của lâm nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc và hỗ trợ người trồng rừng... Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, các chuyên gia cho rằng ngành công nghiệp giấy ở Việt Nam có nhiều dư địa và tiềm năng để phát triển, song cũng đang đứng trước không ít khó khăn và thách thức.
Thực trạng và triển vọng phát triển công nghiệp giấy Việt Nam
Mặc dù không phải là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu, nắm giữ vị trí then chốt của nền kinh tế, song các sản phẩm đại diện của ngành giấy như: Bột giấy, giấy in, viết, tissue… lại là những sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống của mỗi người dân. Những năm gần đây ngành công nghiệp giấy tại Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ thông qua việc các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về sản phẩm thân thiện với môi trường. Ngành đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động, đồng hành phụ trợ cho nhiều ngành sản xuất và cộng hưởng để phát triển các ngành kinh tế khác. Đối với xã hội, ngành giấy hiện đang cung cấp nhiều sản phẩm với mục đích đa dạng: Hoạt động văn hoá xã hội, hoạt động giáo dục hay hoạt động sản xuất, nghiên cứu và cung cấp nhiều sản phẩm cho người tiêu dùng.
Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông kỹ thuật số đã dẫn đến sụt giảm nhu cầu sử dụng giấy in báo, nhưng cũng mang đến sự tăng trưởng mạnh mẽ ở phân khúc giấy bao bì, hộp giấy (do là sản phẩm phụ trợ của nhiều sản phẩm, phục vụ việc bán hàng online và giao hàng trực tiếp). Bên cạnh đó, những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu của nước ta tăng trưởng cao cũng đã và đang kéo theo sự gia tăng mạnh về nhu cầu giấy làm bao bì, đặc biệt là đối với các ngành có tỷ trọng xuất khẩu cao như dệt may, da giày, thủy sản, linh kiện, thiết bị điện tử...
Số liệu thống kê cho thấy, trong những năm gần đây, ngành Giấy Việt Nam có tốc độ phát triển trung bình khoảng 10-12%/năm, riêng giấy bao bì khoảng 15-17%/năm, trong lĩnh vực này đã có những dự án đầu tư công suất lớn đang hoạt động (400-500 nghìn tấn/năm); một số doanh nghiệp đang dự kiến đầu tư dự án có công suất trên 1 triệu tấn giấy bao bì/năm. Với nhu cầu gia tăng mạnh và vai trò đa dạng đối với kinh tế, sản xuất của ngành giấy đóng góp khoảng 1,5% giá trị GDP, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.
Thực trạng và triển vọng phát triển công nghiệp giấy Việt Nam
Mặc dù không phải là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu, nắm giữ vị trí then chốt của nền kinh tế, song các sản phẩm đại diện của ngành giấy như: Bột giấy, giấy in, viết, tissue… lại là những sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống của mỗi người dân. Những năm gần đây ngành công nghiệp giấy tại Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ thông qua việc các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về sản phẩm thân thiện với môi trường. Ngành đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động, đồng hành phụ trợ cho nhiều ngành sản xuất và cộng hưởng để phát triển các ngành kinh tế khác. Đối với xã hội, ngành giấy hiện đang cung cấp nhiều sản phẩm với mục đích đa dạng: Hoạt động văn hoá xã hội, hoạt động giáo dục hay hoạt động sản xuất, nghiên cứu và cung cấp nhiều sản phẩm cho người tiêu dùng.
Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông kỹ thuật số đã dẫn đến sụt giảm nhu cầu sử dụng giấy in báo, nhưng cũng mang đến sự tăng trưởng mạnh mẽ ở phân khúc giấy bao bì, hộp giấy (do là sản phẩm phụ trợ của nhiều sản phẩm, phục vụ việc bán hàng online và giao hàng trực tiếp). Bên cạnh đó, những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu của nước ta tăng trưởng cao cũng đã và đang kéo theo sự gia tăng mạnh về nhu cầu giấy làm bao bì, đặc biệt là đối với các ngành có tỷ trọng xuất khẩu cao như dệt may, da giày, thủy sản, linh kiện, thiết bị điện tử...
Số liệu thống kê cho thấy, trong những năm gần đây, ngành Giấy Việt Nam có tốc độ phát triển trung bình khoảng 10-12%/năm, riêng giấy bao bì khoảng 15-17%/năm, trong lĩnh vực này đã có những dự án đầu tư công suất lớn đang hoạt động (400-500 nghìn tấn/năm); một số doanh nghiệp đang dự kiến đầu tư dự án có công suất trên 1 triệu tấn giấy bao bì/năm. Với nhu cầu gia tăng mạnh và vai trò đa dạng đối với kinh tế, sản xuất của ngành giấy đóng góp khoảng 1,5% giá trị GDP, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), năm 2019 tiêu dùng bao bì giấy trong nước ước tính đạt 4,2 triệu tấn, xuất khẩu đạt 0,8 triệu tấn. Trong 3 năm gần đây, xuất khẩu giấy của Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng ấn tượng trên 200%/năm.
7 tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng giấy sản xuất ước tính đạt hơn 2,79 triệu tấn, tăng 12,2% (trong đó: Giấy bao bì chiếm tỷ trọng lớn 97,8%, sản lượng đạt 2,73 triệu tấn, tăng 13,5%; Giấy tissue, sản lượng đạt 165 nghìn tấn, tăng 33,3%; Giấy in - viết, sản lượng đạt 169 nghìn tấn, giảm 11,4%).
Do ảnh hưởng của dịch Covid -19 và các biện pháp dãn cách xã hội, các hoạt động kinh tế - xã hội bị đứt gãy, ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của nền kinh tế nói chung, ngành Giấy nói riêng. Tổng khối lượng tiêu dùng trong 7 tháng đầu năm 2020 đạt hơn 2,99 triệu tấn và giảm 2,45% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó: Giấy bao bì tiêu dùng đạt 2,34 triệu tấn, giảm 2,1%; Giấy in báo tiêu dùng đạt 21,24 nghìn tấn, giảm 26,7; Giấy in, viết, tiêu dùng đạt 368,4 nghìn tấn, giảm 8,5%; Tổng lượng giấy tiêu dùng giảm trong những tháng đầu năm 2020 vừa qua phần lớn là do tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19.
Tổng khối lượng giấy xuất khẩu trong 7 tháng năm 2020 đạt 933,2 nghìn tấn, tăng 100,6%, so với cùng kỳ năm 2019. Giấy bao bì, giấy tissue xuất khẩu tăng trưởng mạnh, trong khi đó giấy in, viết, giấy vàng mã giảm. Trong đó, giấy bao bì, xuất khẩu đạt 859 nghìn tấn, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Hiện Việt Nam xuất khẩu giấy bao bì đến 33 quốc gia và 5 châu lục, trong đó châu Á chiếm tỷ trọng lớn nhất 98,9%, kế đến là châu Phi 0,5%, châu Úc là 0,4%, châu Mỹ và châu Âu chiếm tỷ lệ 0,2%.
Tổng khối lượng giấy nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm 2020 đạt hơn 1,11 triệu tấn, giảm 1,5% so với cùng kỳ 2019. Giấy tissue, giấy khác (đặc biệt) và giấy in, viết tăng, trong khi đó giấy in báo, giấy bao bì giảm và giấy in tráng phủ giảm so với cùng kỳ năm 2019.
Có thể thấy, ngành công nghiệp giấy nước ta hiện được đánh giá là ngành có nhiều cơ hội và còn nhiều dư địa để phát triển. Các kết quả khảo sát cho thấy, hiện tiêu thụ giấy bình quân của Việt Nam rất thấp, mới đạt 50,7kg/người/năm so với mức tiêu thụ bình quân của thế giới là 70kg/người/năm, Thái Lan 76 kg/ người/ năm, Mỹ và EU 200 - 250 kg/ người/năm… do vậy, nhu cầu tiêu thụ giấy các loại của Việt Nam còn khá lớn. Thị trường giấy Việt Nam còn nhiều khoảng trống, đặc biệt là phân khúc sản phẩm giấy bao bì cao cấp (tráng phủ), hiện Việt Nam chưa sản xuất được mà phải nhập khẩu hoàn toàn.
Bên cạnh đó, việc tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt như: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dự kiến sẽ mang lại cơ hội xuất khẩu lớn cho ngành giấy và bao bì của Việt Nam. Ngoài ra, xu thế dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã và đang diễn ra do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và đặc biệt là sự ảnh hưởng từ dịch Covid-19, Việt Nam là một trong những quốc gia được hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc và một số quốc gia khác. Việc phát triển mới và đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất hàng hóa tại Việt Nam sẽ thúc đẩy tăng trưởng về tiêu dùng cho ngành Giấy, đặc biệt là giấy bao bì để đóng hộp cho hàng hoá xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2020.
Việc thúc đẩy đầu tư công và giải ngân vốn cũng như các chính sách kích thích tiêu dùng nội địa của Chính phủ sẽ kéo theo tăng trưởng tiêu dùng giấy bao bì, giấy in, viết và giấy tissue. Đây cũng là một lợi thế lớn đối với sự phát triển của ngành công nghiệp giấy thời gian tới.
Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia có nguồn dăm gỗ - làm nguyên liệu cho sản xuất bột giấy khá dồi dào; chi phí nhân công, mặt bằng còn thấp… cũng sẽ tạo thêm những lợi thế tích cực để ngành công nghiệp Giấy có được sự phát triển mạnh mẽ và bền vững trong tương lai.
Khó khăn, thách thức và một số giải pháp phát triển công nghiệp giấy tại Việt Nam
Tiềm năng là rất lớn song ngành công nghiệp giấy trong nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Trong đó, các yêu cầu về cải tiến công nghệ sản xuất hiện đại, tiết kiệm năng lượng, nguồn nước, giảm sử dụng hóa chất, đáp ứng các quy định về môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của công nghiệp giấy đang đòi hỏi các doanh nghiệp cần nhiều nỗ lực nhằm cải tiến trong sản xuất và thu hút đầu tư hơn nữa.
Bên cạnh đó, hiện nay quy hoạch ngành giấy của nước ta đã hết hiệu lực, chưa có chiến lược phát triển ngành. Các văn bản liên quan chưa rõ ràng cụ thể, cơ sở cho các nhà đầu tư còn thiếu nên các dự án đầu tư trong ngành giấy Việt Nam còn có sự lệch lạc và mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm và quy mô công suất của toàn ngành. Các chính sách quản lý trong nước đối với ngành công nghiệp giấy hiện còn nhiều điểm chưa khuyến khích phát triển ngành, sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường nội địa và xuất khẩu, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao…
Ngoài ra, việc đầu tư vào ngành công nghiệp giấy Việt Nam còn manh mún, không tập trung, quy mô nhỏ, công nghệ thiết bị cũ; chủ đầu tư là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm khoảng 90% số lượng và 60% năng lực sản xuất), năng lực tài chính còn hạn chế; liên kết doanh nghiệp trong ngành yếu, không hình thành được các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn.
Hiện nay, nguồn cung giấy phế liệu trong nước (giấy thu hồi - giấy tái chế) không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất nội địa, hầu hết các doanh nghiệp phải nhập khẩu số lượng lớn phục vụ cho sản xuất. Theo ước tính sơ bộ, tỷ lệ thu gom giấy tại Việt Nam chỉ đạt dưới ngưỡng trung bình thế giới, khoảng dưới 40% trước khi đưa vào phân loại và xử lý. Trong khi đó, công tác quản lý giấy thu hồi nhập khẩu lại gặp phải không ít thách thức… gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì).
Trước những hạn chế và khó khăn trên, thời gian tới để đẩy mạnh phát triển công nghiệp giấy, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp giấy trong nước phát triển bền vững. Theo đó, cần sớm xây dựng Chiến lược phát triển ngành giấy Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2045 thay cho “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2025”.
Tập trung phát triển sản xuất các chủng loại sản phẩm thông thường, có nhu cầu lớn như: Bột giấy, giấy bao bì, giấy tissue; ưu tiên đầu tư các dự án quy mô, công nghệ tiên tiến, hiệu suất cao, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu năng lượng, thân thiện môi trường… từ đó tạo sức bật cho Ngành nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Giải quyết sớm vấn đề thiếu hụt nguyên liệu cho ngành giấy, đặc biệt là nguyên liệu giấy thu hồi, bằng cách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành giấy trong việc nhập khẩu giấy thu hồi làm nguyên liệu sản xuất. Tham khảo chính sách quản lý nhập khẩu giấy phế liệu từ các quốc gia khác, tính toán cân đối với sự phát triển kinh tế trong thời điểm hiện tại của Việt Nam để đưa ra định hướng chính sách phù hợp.
Xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia đối với các sản phẩm trong ngành, đặc biệt về thu gom và tái chế giấy. Coi giấy tái chế là hàng hóa thông thường làm nguyên liệu sản xuất. Đây cũng là nguyên liệu đầu vào trọng yếu của ngành công nghiệp giấy, góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Việc tận dụng giấy tái chế để sản xuất, giúp doanh nghiệp giảm tiêu thụ năng lượng, chi phí, chất thải rắn, nước thải so với sản xuất giấy từ bột nguyên sinh, giúp các doanh nghiệp giảm chi phí do giá thành phế liệu thấp, giảm thiểu chi phí xử lý môi trường… Do đó, cần có chính sách nhằm nâng cao tỷ lệ thu gom, tái chế giấy, giảm dần việc nhập khẩu giấy thu hồi cũng như nghiên cứu sớm hoàn thiện chính sách phát triển Ngành theo xu hướng các nước phát triển đối với sản xuất giấy… tạo điều kiện đầu tư mở rộng phát triển sản xuất.
Thu hút các dự án đầu tư nước ngoài sản xuất giấy sử dụng công nghệ cao, đặc biệt đối với các dự án đầu tư các sản phẩm giấy trong nước chưa sản xuất được. Hạn chế các dự án sản xuất các chủng loại sản phẩm mà doanh nghiệp ngành giấy trong nước sản xuất được. Khuyến khích đầu tư sản xuất các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu và tại các khu vực có điều kiện tự nhiên và môi trường phù hợp.
Tuyên truyền, nâng cao sự quan tâm của xã hội đối với ngành công nghiệp giấy, bởi công nghiệp giấy là một trong những ngành sản xuất tuần hoàn, có tính tái tạo cao và có ý nghĩa quan trọng, gắn liền với sự phát triển của nhiều ngành như lâm nghiệp, nông nghiệp, hóa chất, in, bao bì và cơ khí chế tạo./.
Thu Hòa
7 tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng giấy sản xuất ước tính đạt hơn 2,79 triệu tấn, tăng 12,2% (trong đó: Giấy bao bì chiếm tỷ trọng lớn 97,8%, sản lượng đạt 2,73 triệu tấn, tăng 13,5%; Giấy tissue, sản lượng đạt 165 nghìn tấn, tăng 33,3%; Giấy in - viết, sản lượng đạt 169 nghìn tấn, giảm 11,4%).
Do ảnh hưởng của dịch Covid -19 và các biện pháp dãn cách xã hội, các hoạt động kinh tế - xã hội bị đứt gãy, ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của nền kinh tế nói chung, ngành Giấy nói riêng. Tổng khối lượng tiêu dùng trong 7 tháng đầu năm 2020 đạt hơn 2,99 triệu tấn và giảm 2,45% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó: Giấy bao bì tiêu dùng đạt 2,34 triệu tấn, giảm 2,1%; Giấy in báo tiêu dùng đạt 21,24 nghìn tấn, giảm 26,7; Giấy in, viết, tiêu dùng đạt 368,4 nghìn tấn, giảm 8,5%; Tổng lượng giấy tiêu dùng giảm trong những tháng đầu năm 2020 vừa qua phần lớn là do tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19.
Tổng khối lượng giấy xuất khẩu trong 7 tháng năm 2020 đạt 933,2 nghìn tấn, tăng 100,6%, so với cùng kỳ năm 2019. Giấy bao bì, giấy tissue xuất khẩu tăng trưởng mạnh, trong khi đó giấy in, viết, giấy vàng mã giảm. Trong đó, giấy bao bì, xuất khẩu đạt 859 nghìn tấn, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Hiện Việt Nam xuất khẩu giấy bao bì đến 33 quốc gia và 5 châu lục, trong đó châu Á chiếm tỷ trọng lớn nhất 98,9%, kế đến là châu Phi 0,5%, châu Úc là 0,4%, châu Mỹ và châu Âu chiếm tỷ lệ 0,2%.
Tổng khối lượng giấy nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm 2020 đạt hơn 1,11 triệu tấn, giảm 1,5% so với cùng kỳ 2019. Giấy tissue, giấy khác (đặc biệt) và giấy in, viết tăng, trong khi đó giấy in báo, giấy bao bì giảm và giấy in tráng phủ giảm so với cùng kỳ năm 2019.
Có thể thấy, ngành công nghiệp giấy nước ta hiện được đánh giá là ngành có nhiều cơ hội và còn nhiều dư địa để phát triển. Các kết quả khảo sát cho thấy, hiện tiêu thụ giấy bình quân của Việt Nam rất thấp, mới đạt 50,7kg/người/năm so với mức tiêu thụ bình quân của thế giới là 70kg/người/năm, Thái Lan 76 kg/ người/ năm, Mỹ và EU 200 - 250 kg/ người/năm… do vậy, nhu cầu tiêu thụ giấy các loại của Việt Nam còn khá lớn. Thị trường giấy Việt Nam còn nhiều khoảng trống, đặc biệt là phân khúc sản phẩm giấy bao bì cao cấp (tráng phủ), hiện Việt Nam chưa sản xuất được mà phải nhập khẩu hoàn toàn.
Bên cạnh đó, việc tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt như: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dự kiến sẽ mang lại cơ hội xuất khẩu lớn cho ngành giấy và bao bì của Việt Nam. Ngoài ra, xu thế dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã và đang diễn ra do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và đặc biệt là sự ảnh hưởng từ dịch Covid-19, Việt Nam là một trong những quốc gia được hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc và một số quốc gia khác. Việc phát triển mới và đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất hàng hóa tại Việt Nam sẽ thúc đẩy tăng trưởng về tiêu dùng cho ngành Giấy, đặc biệt là giấy bao bì để đóng hộp cho hàng hoá xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2020.
Việc thúc đẩy đầu tư công và giải ngân vốn cũng như các chính sách kích thích tiêu dùng nội địa của Chính phủ sẽ kéo theo tăng trưởng tiêu dùng giấy bao bì, giấy in, viết và giấy tissue. Đây cũng là một lợi thế lớn đối với sự phát triển của ngành công nghiệp giấy thời gian tới.
Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia có nguồn dăm gỗ - làm nguyên liệu cho sản xuất bột giấy khá dồi dào; chi phí nhân công, mặt bằng còn thấp… cũng sẽ tạo thêm những lợi thế tích cực để ngành công nghiệp Giấy có được sự phát triển mạnh mẽ và bền vững trong tương lai.
Khó khăn, thách thức và một số giải pháp phát triển công nghiệp giấy tại Việt Nam
Tiềm năng là rất lớn song ngành công nghiệp giấy trong nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Trong đó, các yêu cầu về cải tiến công nghệ sản xuất hiện đại, tiết kiệm năng lượng, nguồn nước, giảm sử dụng hóa chất, đáp ứng các quy định về môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của công nghiệp giấy đang đòi hỏi các doanh nghiệp cần nhiều nỗ lực nhằm cải tiến trong sản xuất và thu hút đầu tư hơn nữa.
Bên cạnh đó, hiện nay quy hoạch ngành giấy của nước ta đã hết hiệu lực, chưa có chiến lược phát triển ngành. Các văn bản liên quan chưa rõ ràng cụ thể, cơ sở cho các nhà đầu tư còn thiếu nên các dự án đầu tư trong ngành giấy Việt Nam còn có sự lệch lạc và mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm và quy mô công suất của toàn ngành. Các chính sách quản lý trong nước đối với ngành công nghiệp giấy hiện còn nhiều điểm chưa khuyến khích phát triển ngành, sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường nội địa và xuất khẩu, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao…
Ngoài ra, việc đầu tư vào ngành công nghiệp giấy Việt Nam còn manh mún, không tập trung, quy mô nhỏ, công nghệ thiết bị cũ; chủ đầu tư là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm khoảng 90% số lượng và 60% năng lực sản xuất), năng lực tài chính còn hạn chế; liên kết doanh nghiệp trong ngành yếu, không hình thành được các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn.
Hiện nay, nguồn cung giấy phế liệu trong nước (giấy thu hồi - giấy tái chế) không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất nội địa, hầu hết các doanh nghiệp phải nhập khẩu số lượng lớn phục vụ cho sản xuất. Theo ước tính sơ bộ, tỷ lệ thu gom giấy tại Việt Nam chỉ đạt dưới ngưỡng trung bình thế giới, khoảng dưới 40% trước khi đưa vào phân loại và xử lý. Trong khi đó, công tác quản lý giấy thu hồi nhập khẩu lại gặp phải không ít thách thức… gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì).
Trước những hạn chế và khó khăn trên, thời gian tới để đẩy mạnh phát triển công nghiệp giấy, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp giấy trong nước phát triển bền vững. Theo đó, cần sớm xây dựng Chiến lược phát triển ngành giấy Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2045 thay cho “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2025”.
Tập trung phát triển sản xuất các chủng loại sản phẩm thông thường, có nhu cầu lớn như: Bột giấy, giấy bao bì, giấy tissue; ưu tiên đầu tư các dự án quy mô, công nghệ tiên tiến, hiệu suất cao, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu năng lượng, thân thiện môi trường… từ đó tạo sức bật cho Ngành nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Giải quyết sớm vấn đề thiếu hụt nguyên liệu cho ngành giấy, đặc biệt là nguyên liệu giấy thu hồi, bằng cách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành giấy trong việc nhập khẩu giấy thu hồi làm nguyên liệu sản xuất. Tham khảo chính sách quản lý nhập khẩu giấy phế liệu từ các quốc gia khác, tính toán cân đối với sự phát triển kinh tế trong thời điểm hiện tại của Việt Nam để đưa ra định hướng chính sách phù hợp.
Xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia đối với các sản phẩm trong ngành, đặc biệt về thu gom và tái chế giấy. Coi giấy tái chế là hàng hóa thông thường làm nguyên liệu sản xuất. Đây cũng là nguyên liệu đầu vào trọng yếu của ngành công nghiệp giấy, góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Việc tận dụng giấy tái chế để sản xuất, giúp doanh nghiệp giảm tiêu thụ năng lượng, chi phí, chất thải rắn, nước thải so với sản xuất giấy từ bột nguyên sinh, giúp các doanh nghiệp giảm chi phí do giá thành phế liệu thấp, giảm thiểu chi phí xử lý môi trường… Do đó, cần có chính sách nhằm nâng cao tỷ lệ thu gom, tái chế giấy, giảm dần việc nhập khẩu giấy thu hồi cũng như nghiên cứu sớm hoàn thiện chính sách phát triển Ngành theo xu hướng các nước phát triển đối với sản xuất giấy… tạo điều kiện đầu tư mở rộng phát triển sản xuất.
Thu hút các dự án đầu tư nước ngoài sản xuất giấy sử dụng công nghệ cao, đặc biệt đối với các dự án đầu tư các sản phẩm giấy trong nước chưa sản xuất được. Hạn chế các dự án sản xuất các chủng loại sản phẩm mà doanh nghiệp ngành giấy trong nước sản xuất được. Khuyến khích đầu tư sản xuất các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu và tại các khu vực có điều kiện tự nhiên và môi trường phù hợp.
Tuyên truyền, nâng cao sự quan tâm của xã hội đối với ngành công nghiệp giấy, bởi công nghiệp giấy là một trong những ngành sản xuất tuần hoàn, có tính tái tạo cao và có ý nghĩa quan trọng, gắn liền với sự phát triển của nhiều ngành như lâm nghiệp, nông nghiệp, hóa chất, in, bao bì và cơ khí chế tạo./.
Thu Hòa
Thu Hòa