Dịch COVID-19 xảy ra kéo theo nhiều hệ lụy khiến chuỗi cung ứng đứt gãy, nhiều địa phương phải giãn cách xã hội và không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng bế tắc. Trong bối cảnh này, nhiều hợp tác xã (HTX) đã nhanh chóng bắt nhịp và thay đổi để thích ứng với thị trường thông qua việc đẩy mạnh bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, hay qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram... Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy sự chủ động của các HTX trong việc đổi mới để bắt nhịp với thị trường công nghệ số.
Thay đổi để thích ứng
Trong hai năm gần đây, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã làm thay đổi tư duy, nhận thức của người tiêu dùng về mua sắm trực tuyến. Theo nghiên cứu của Nielsen, tỷ lệ mua sắm trực tuyến tại Việt Nam trong năm 2020 đạt tới 32%, tăng cao so với tỷ lệ 18% của năm 2019. Không những thế, tần suất mua hàng qua thương mại điện tử cũng tăng từ 1,2 lần năm 2019 lên 2,1 lần năm 2020.
Các chuyên gia dự báo, trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực xây dựng nền kinh tế số, với sự phát triển về công nghệ thông tin, mua sắm trực tuyến sẽ tiếp tục là xu thế chủ đạo, do đó, một trong những hướng đi hiệu quả, bền vững để các HTX nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng và thích ứng với thị trường chính là ứng dụng công nghệ số. Và để có thể thích nghi với những tác động của thị trường, đặc biệt là dịch Covid-19, không ít HTX đã tự tìm cho mình những giải pháp nâng cao năng lực chống chịu và giảm thiểu thiệt hại, trong đó việc ứng dụng thương mại điện tử vào việc mở rộng đầu ra cho nông sản là giải pháp ưu tiên hàng đầu.
Thay đổi để thích ứng
Trong hai năm gần đây, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã làm thay đổi tư duy, nhận thức của người tiêu dùng về mua sắm trực tuyến. Theo nghiên cứu của Nielsen, tỷ lệ mua sắm trực tuyến tại Việt Nam trong năm 2020 đạt tới 32%, tăng cao so với tỷ lệ 18% của năm 2019. Không những thế, tần suất mua hàng qua thương mại điện tử cũng tăng từ 1,2 lần năm 2019 lên 2,1 lần năm 2020.
Các chuyên gia dự báo, trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực xây dựng nền kinh tế số, với sự phát triển về công nghệ thông tin, mua sắm trực tuyến sẽ tiếp tục là xu thế chủ đạo, do đó, một trong những hướng đi hiệu quả, bền vững để các HTX nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng và thích ứng với thị trường chính là ứng dụng công nghệ số. Và để có thể thích nghi với những tác động của thị trường, đặc biệt là dịch Covid-19, không ít HTX đã tự tìm cho mình những giải pháp nâng cao năng lực chống chịu và giảm thiểu thiệt hại, trong đó việc ứng dụng thương mại điện tử vào việc mở rộng đầu ra cho nông sản là giải pháp ưu tiên hàng đầu.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Tiêu biểu như HTX chôm chôm Java Tân Khánh (Vĩnh Long) đang sản xuất trên diện tích 28,5 ha. HTX đã ứng dụng khoa học công nghệ để giúp chôm chôm ra rải vụ quanh năm. Sản xuất trên diện tích lớn và có sản phẩm quanh năm đồng nghĩa với việc thị trường tiêu thụ phải ổn định. Chính vì vậy, HTX đã linh hoạt tìm kiếm thị trường thông qua mạng xã hội, fanpage và sàn thương mại điện tử. Từ năm 2020 đến nay, dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, các sản phẩm của HTX vẫn đều đặn xuất ra thị trường. Thành viên sử dụng Facebook, Zalo để đăng tải hình ảnh, video về quá trình nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch chôm chôm hoặc thông tin về nguồn gốc cây trồng. Đặc biệt, thông qua sàn giao dịch điện tử, HTX đã liên kết và ký hợp đồng tiêu thụ ổn định cho thành viên thông qua doanh nghiệp. Như vậy, từ khi tham gia các trang thương mại điện tử, sản phẩm của HTX Chôm chôm Java Tân Khánh được thị trường đón nhận tích cực hơn, đối tượng khách hàng của HTX ngày càng được mở rộng, số lượng hàng hóa sản xuất, tiêu thụ cũng tăng đáng kể dù dịch Covid-19 đang xảy ra.
Hợp tác xã Organic CPA chia sẻ, để theo kịp xu hướng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trong bối cảnh dịch COVID-19, bên cạnh phương thức truyền thống, hợp tác xã đã từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm cà phê, mật ong... qua hình thức online. Theo đó, hợp tác xã đã từng bước quảng bá sản phẩm tại các sàn thương mại điện tử Shopee, Sendo, ocopgialai hay đăng tải thông tin giới thiệu sản phẩm qua Fanpage và Website của hợp tác xã. Điều này không những giúp khách hàng cập nhật thông tin về hợp tác xã nhanh hơn mà còn có thể dễ dàng so sánh giá cả với các sản phẩm cùng loại của đơn vị khác. Ngoài ra, hợp tác xã còn đẩy mạnh tương tác trên trang mạng xã hội Facebook để tìm kiếm thêm nguồn khách hàng mới.
Nghiên cứu của Liên minh HTX Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại 174 HTX ở 24 tỉnh thành phố và 34 Liên minh HTX tỉnh, thành phố ghi nhận, 76,8% số HTX tham gia khảo sát đã áp dụng số hóa để trao đổi thông tin và ra quyết định tập thể; 47,4% HTX thay đổi phương thức kinh doanh như chuyển đổi hình thức bán hàng truyền thống sang online kết hợp giao hàng tận nơi; 37,4% HTX sử dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, tuyên truyền tư vấn chuyên môn, chính sách…
Theo các chuyên gia, mặc dù dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh nhưng đây cũng là cơ hội để các HTX, người dân ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh theo hướng thương mại điện tử để vượt qua thách thức. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, chắc chắn thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển và dần thay thế các hình thức mua bán trực tiếp.
Tạo đà phát triển
Gần đây, sau những tín hiệu đáng mừng trong việc thúc đẩy tiêu thụ vải thiều Bắc Giang và Thanh Hà của một số HTX trên sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội như facebook, zalo… một loạt các nông sản của người dân và HTX ở các tỉnh thành đã triển khai chiến dịch thâm nhập vào thị trường bán hàng online đầy tiềm năng này. Nhờ vậy, mặc dù trong bối cảnh nhiều địa phương dãn cách xã hội song người tiêu dùng vẫn dễ dàng tìm được những đặc sản yêu thích như: bơ Đăk Lăk, mận Sơn La, khoai lang tím Vĩnh Long…chỉ thông qua một động tác “nhắp chuột”. Đấy chính là tính năng tuyệt vời của thương mại điện tử, chỉ cần bắt kịp công nghệ số, sẽ không có khoảng cách, mọi sản phẩm đều có cơ hội đến với người tiêu dùng, và mọi người tiêu dùng đều có cơ hội tiếp cận, lựa chọn sản phẩm yêu thích.
Theo ghi nhận của các ngành chức năng, chỉ trong vòng 6 ngày lên sàn phiên chợ nông sản trực tuyến trên Sendo (từ ngày 21 đến ngày 26/6), gần 200 tấn các loại nông sản đã có nơi tiêu thụ. Điều này chứng minh người nông dân, HTX hoàn toàn có thể làm chủ trên sân chơi thương mại điện tử. Mở ra hướng đi mới, giải quyết vấn đề tiêu thụ nông sản cũng như giá tăng giá trị hàng hóa cho người nông dân.
Đơn cử như HTX trái cây Tây Buôn Hồ (thị xã Buôn Hồ, Đăk Lăk), năm 2021, tuy dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng vẫn được coi là một năm bội thu của các thành viên vì nhờ HTX, trái cây Tây Buôn Hồ kết nối với doanh nghiệp tìm đầu ra, những trái bơ đặc sản đã đến tay người tiêu dùng thông qua phiên chợ trực tuyến và các kênh mua bán online. Đặc biệt, sau khi kết thúc phiên chợ nông sản trực tuyến, các thành viên của HTX đã học được cách chuẩn bị thông tin sản phẩm, chụp hình, đăng thông tin giới thiệu nông sản trên mạng xã hội nên nhiều khách hàng biết đến sản phẩm của HTX đã tiếp tục đặt hàng trên facebook, zalo…
Theo nhận định của các chuyên gia, bán hàng trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội, bán hàng online giúp cắt giảm các khâu trung gian. Đặc biệt, khi liên kết với các doanh nghiệp để bán hàng online, người dân, HTX còn được đào tạo, làm quen với quy trình hậu sản xuất chuyên nghiệp hơn.
Theo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch kinh doanh đã tạo điều kiện cho các HTX quảng bá sản phẩm, hàng hóa; triển khai giao dịch với các đối tác, khách hàng dễ dàng so với giao dịch truyền thống. Từ đó, các HTX tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ... góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để bắt nhịp xu thế công nghệ số, các hợp tác xã rất cần sự trợ lực từ các cấp, các ngành để nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như trình độ khoa học kỹ thuật ứng dụng thương mại điện tử vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Số liệu của Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường - Liên minh HTX Việt Nam cho thấy, hiện nay, 100% các HTX vận tải, HTX chợ, HTX tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ đã trang bị máy tính và sử dụng các phần mềm quản lý như kế toán, thư điện tử, lưu trữ dữ liệu… Tuy nhiên, mới chỉ có khoảng 20% số HTX có website giới thiệu quảng bá sản phẩm, dịch vụ và khoảng 40% HTX ứng dụng thương mại điện tử phục vụ hoạt động mua bán sản phẩm. Điều này cho thấy, đối với nhiều HTX, thương mại điện tử vẫn còn sơ khai. Nguyên nhân chủ yếu do trình độ nhân sự quản lý HTX còn hạn chế, chưa có nhân sự chuyên sâu về xúc tiến các hoạt động thương mại điện tử, nguồn lực về cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc chưa đảm bảo.
Thấy được vai trò của thương mại điện tử trong việc phát triển kinh tế tập thể, Liên minh HTX Việt Nam đã và đang tích cực tuyên truyền, đào tạo nâng cao năng lực hoạt động cho HTX. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các Bộ ngành, doanh nghiệp huy động nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai hỗ trợ các HTX ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất theo chuỗi và đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử như sendo, lazada, shopee…
Gần đây, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã phối hợp với các tổ chức có liên quan xây dựng Cổng Thông tin tri thức hợp tác xã với 2 tên miền trithuchtx.vn và coophub.vn. Đây được xem là giải pháp thiết thực hỗ trợ cho hợp tác xã bắt nhịp xu thế thị trường để nâng cao năng lực cạnh tranh trong tình hình mới.
Cùng với đó, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam còn kết nối các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ hợp tác xã cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kỹ năng kinh doanh và tiếp cận thị trường trong nước cho cán bộ quản lý ở các hợp tác xã trên địa bàn cả nước.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hoạt động hỗ trợ về thương mại điện tử trong khu vực kinh tế hợp tác, HTX cần được chú trọng hơn nữa để tương xứng với tiềm năng nhằm mở rộng phạm vi giao thương hàng hóa giữa các vùng miền và đẩy mạnh xuất khẩu. Để làm được điều này, cần phải có giải pháp đồng bộ từ chính sách hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật đến đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động thương mại điện tử cho các HTX một cách phù hợp và thiết thực./.
Theo ghi nhận của các ngành chức năng, chỉ trong vòng 6 ngày lên sàn phiên chợ nông sản trực tuyến trên Sendo (từ ngày 21 đến ngày 26/6), gần 200 tấn các loại nông sản đã có nơi tiêu thụ. Điều này chứng minh người nông dân, HTX hoàn toàn có thể làm chủ trên sân chơi thương mại điện tử. Mở ra hướng đi mới, giải quyết vấn đề tiêu thụ nông sản cũng như giá tăng giá trị hàng hóa cho người nông dân.
Đơn cử như HTX trái cây Tây Buôn Hồ (thị xã Buôn Hồ, Đăk Lăk), năm 2021, tuy dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng vẫn được coi là một năm bội thu của các thành viên vì nhờ HTX, trái cây Tây Buôn Hồ kết nối với doanh nghiệp tìm đầu ra, những trái bơ đặc sản đã đến tay người tiêu dùng thông qua phiên chợ trực tuyến và các kênh mua bán online. Đặc biệt, sau khi kết thúc phiên chợ nông sản trực tuyến, các thành viên của HTX đã học được cách chuẩn bị thông tin sản phẩm, chụp hình, đăng thông tin giới thiệu nông sản trên mạng xã hội nên nhiều khách hàng biết đến sản phẩm của HTX đã tiếp tục đặt hàng trên facebook, zalo…
Theo nhận định của các chuyên gia, bán hàng trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội, bán hàng online giúp cắt giảm các khâu trung gian. Đặc biệt, khi liên kết với các doanh nghiệp để bán hàng online, người dân, HTX còn được đào tạo, làm quen với quy trình hậu sản xuất chuyên nghiệp hơn.
Theo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch kinh doanh đã tạo điều kiện cho các HTX quảng bá sản phẩm, hàng hóa; triển khai giao dịch với các đối tác, khách hàng dễ dàng so với giao dịch truyền thống. Từ đó, các HTX tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ... góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để bắt nhịp xu thế công nghệ số, các hợp tác xã rất cần sự trợ lực từ các cấp, các ngành để nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như trình độ khoa học kỹ thuật ứng dụng thương mại điện tử vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Số liệu của Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường - Liên minh HTX Việt Nam cho thấy, hiện nay, 100% các HTX vận tải, HTX chợ, HTX tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ đã trang bị máy tính và sử dụng các phần mềm quản lý như kế toán, thư điện tử, lưu trữ dữ liệu… Tuy nhiên, mới chỉ có khoảng 20% số HTX có website giới thiệu quảng bá sản phẩm, dịch vụ và khoảng 40% HTX ứng dụng thương mại điện tử phục vụ hoạt động mua bán sản phẩm. Điều này cho thấy, đối với nhiều HTX, thương mại điện tử vẫn còn sơ khai. Nguyên nhân chủ yếu do trình độ nhân sự quản lý HTX còn hạn chế, chưa có nhân sự chuyên sâu về xúc tiến các hoạt động thương mại điện tử, nguồn lực về cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc chưa đảm bảo.
Thấy được vai trò của thương mại điện tử trong việc phát triển kinh tế tập thể, Liên minh HTX Việt Nam đã và đang tích cực tuyên truyền, đào tạo nâng cao năng lực hoạt động cho HTX. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các Bộ ngành, doanh nghiệp huy động nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai hỗ trợ các HTX ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất theo chuỗi và đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử như sendo, lazada, shopee…
Gần đây, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã phối hợp với các tổ chức có liên quan xây dựng Cổng Thông tin tri thức hợp tác xã với 2 tên miền trithuchtx.vn và coophub.vn. Đây được xem là giải pháp thiết thực hỗ trợ cho hợp tác xã bắt nhịp xu thế thị trường để nâng cao năng lực cạnh tranh trong tình hình mới.
Cùng với đó, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam còn kết nối các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ hợp tác xã cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kỹ năng kinh doanh và tiếp cận thị trường trong nước cho cán bộ quản lý ở các hợp tác xã trên địa bàn cả nước.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hoạt động hỗ trợ về thương mại điện tử trong khu vực kinh tế hợp tác, HTX cần được chú trọng hơn nữa để tương xứng với tiềm năng nhằm mở rộng phạm vi giao thương hàng hóa giữa các vùng miền và đẩy mạnh xuất khẩu. Để làm được điều này, cần phải có giải pháp đồng bộ từ chính sách hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật đến đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động thương mại điện tử cho các HTX một cách phù hợp và thiết thực./.