Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi: Phấn đấu sớm có mặt bằng để khởi công dự án Vành đai 3

|

Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM vừa được Quốc hội thông qua. Đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM, đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo SGGP về những công việc phải triển khai.\r\n

Đồng chí Phan Văn Mãi. Ảnh: QUANG PHÚC
- Phóng viên: Xin đồng chí cho biết cảm xúc khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM?
Đồng chí PHAN VĂN MÃI: Trước hết, chúng tôi xin cảm ơn Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 3 TPHCM. Cảm xúc của tôi hiện giờ là rất vui, nhưng cũng rất lo. Mừng vui vì có được 1 dự án lớn, giúp tháo gỡ điểm nghẽn và mở ra không gian, tạo động lực phát triển mới cho cả vùng. Đường Vành đai 3 TPHCM đi qua trực tiếp 4 địa phương là TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An, sẽ “kích hoạt” toàn bộ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là khu vực quan trọng, đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mừng vì thế, và lo vì dự án lớn như thế, phải triển khai khối lượng công việc rất lớn trong khoảng thời gian ngắn. Tất nhiên lo là để chuẩn bị tốt hơn, để làm tốt hơn, nhất là lo về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), khi phải GPMB và tái định cư cho cho gần 4.000 hộ dân.- Ý nghĩa, tầm quan trọng của dự án này đã rất rõ, vấn đề quan trọng hiện nay là khâu triển khai dự án sau khi Quốc hội thông qua. Vậy, TPHCM sẽ bắt tay bằng những phần việc trọng tâm nào?
Ngay sau đây, TPHCM sẽ tập trung 5 trọng tâm để triển khai dự án.Thứ nhất, sau khi có Nghị quyết của Quốc hội, phải tiếp tục hoàn thiện hồ sơ pháp lý dự án. Đặc biệt là sau Nghị quyết của Quốc hội, TPHCM sẽ tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết để triển khai dự án. Đây là điều rất quan trọng.Thứ hai, sẽ thành lập tổ chức bộ máy triển khai dự án, trong đó kiện toàn Tổ công tác. Để chuẩn bị cho hồ sơ dự án đường Vành đai 3 TPHCM, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập 1 Tổ công tác do tôi làm Tổ trưởng cùng thành viên là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương. Tới đây sẽ thành lập Ban chỉ đạo hoặc Ban chỉ huy, Văn phòng dự án, Hội đồng cố vấn gồm các nhà quản lý, chuyên gia để giúp chúng tôi triển khai dự án; cơ chế hoạt động thường xuyên hàng tuần, hàng tháng; các quản lý dự án thành phần.Thứ ba, tiến hành các thủ tục về vốn, hoàn thiện các thủ tục để làm sao lên kế hoạch vốn trung ương, vốn địa phương đảm bảo đúng tiến độ giải ngân.Thứ tư, tập trung công tác tái định cư, GPMB cho các trường hợp cần thu hồi đất để thực hiện dự án. Đây là vấn đề lớn. Vì vậy trong quá trình chuẩn bị báo cáo chủ trương đầu tư thì chúng tôi đã đề xuất tách GPMB ra thành dự án thành phần. TPHCM sẽ lên kế hoạch cụ thể, thống nhất chính sách đền bù - tái định cư, hỗ trợ sinh kế, tuyên truyền vận động người dân… Chúng tôi xác định chính sách bồi thường và quỹ nhà, để bố trí tạm cư, hoặc nếu bà con đồng ý thì chúng tôi sẽ bố trí tái định cư. Đồng thời, có chính sách về đào tạo nghề, hỗ trợ sinh kế giúp bà con ổn định sau khi GPMB, để có đời sống đảm bảo tốt hơn hiện tại. Riêng TPHCM, chúng tôi đã sẵn sàng một kế hoạch, đó là UBND TPHCM sẽ tổ chức một hội nghị với các địa phương có GPMB để bàn bạc chi tiết, từ kế hoạch, chính sách đến vấn đề tái định cư, sinh kế cho bà con. Trong kế hoạch chúng tôi đang chuẩn bị, bên cạnh chuẩn bị chính sách về bồi thường, hỗ trợ cụ thể, TPHCM cũng có những biện pháp để kịp thời khen thưởng, động viên tôn vinh những cá nhân, địa phương thực hiện tốt việc này. Dự án này đã được quy hoạch cả chục năm nay, người dân khao khát, chờ đợi mòn mỏi. Theo kế hoạch trình Quốc hội, chúng tôi hoàn thành GPMB vào quý 1-2024, nhưng sẽ cố gắng hoàn thành trong năm 2023 để cuối năm 2023 khởi công. Đặc biệt, ở khâu GPMB, chúng tôi rất mong các địa phương vào cuộc, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ từ lập kế hoạch, tài chính, chính sách GPMB để bảo đảm tiến độ chung. Nhân đây, tôi cũng kêu gọi bà con, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong diện thu hồi có sự đồng thuận với ý nghĩa của dự án lớn, tích cực tham gia, hỗ trợ để sớm có mặt bằng sớm khởi công dự án.Thứ năm là khẩn trương chuẩn bị kỹ các điều kiện, chọn lựa các tư vấn lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và các nhiệm vụ tư vấn khác. Về bố trí nguồn vốn cho dự án, TPHCM có ít nhất 3 kênh để bố trí vốn: các khoản cân đối tăng thu khác, phát hành trái phiếu, khai thác quỹ đất dọc tuyến, chưa kể tới đây TPHCM sẽ sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa thì cũng thêm nguồn thu, rồi nguồn thu từ các quỹ đất khác… Nói chung, TPHCM xác định đây là việc rất quan trọng phải làm thì sẽ tập trung, dồn lực. Còn tất nhiên, trong quá trình dồn lực đó, có thể phải sắp xếp một số dự án khác chưa cấp thiết, hoặc điều kiện chuẩn bị chưa tới thì lùi lại đến năm sau. Nhưng nói chung sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.- Xin đồng chí cho biết về cơ chế phối hợp giữa TPHCM với các địa phương khi triển khai dự án, đặc biệt là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng?
Tổ chức thực hiện là vấn đề lớn, bởi đây là dự án trải dài ở 4 địa phương, nên sự phối hợp giữa 4 tỉnh, thành phải nhịp nhàng với nhau, từ kế hoạch cho đến chính sách, cho đến kết quả cuối cùng trên thực địa… Vì vậy, ngoài thành lập Ban chỉ đạo, chúng tôi cũng thành lập Ban chỉ huy và Văn phòng dự án, lập Hội đồng cố vấn, tập hợp các nhà quản lý chuyên nghiệp và chuyên gia để giúp TPHCM và địa phương xây dựng được tiến độ phù hợp nhất, lựa chọn những cách thức triển khai phù hợp nhất và kịp thời nhận diện những khó khăn vướng mắc để đảm bảo tiến độ. UBND TPHCM chịu trách nhiệm là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện dự án để bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn dự án.

UBND TPHCM là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện Dự án đường Vành đai 3 TPHCM ​

Lựa chọn cơ quan thực hiện dự án đường Vành đai 3 TPHCM