Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng: Nỗ lực vượt khó, tích cực chăm lo cho sự nghiệp giáo dục

|

Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng: Nỗ lực vượt khó, tích cực chăm lo cho sự nghiệp giáo dục

Cao Bằng là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trê;n 95%. Những năm qua, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục dân tộc nói riê;ng ngày càng được hoàn thiện, có nhiều ưu tiê;n để phát triển giáo dục miền núi, hướng tới đảm bảo công bằng trong giáo dục. Công tác phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Cao Bằng luôn nhận được sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Nhận thức của Nhân dân về tầm quan trọng của giáo dục và đổi mới giáo dục ngày càng được nâng cao. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viê;n của Tỉnh có tinh thần trách nhiệm, bám trường, bám lớp. Đặc biệt, Cao Bằng là mảnh đất quê; hương cội nguồn cách mạng, có truyền thống hiếu học. Thế hệ trẻ Cao Bằng ham học hỏi, có ý chí và nghị lực vươn lê;n trong học tập. Qua đó, góp phần giúp ngành Giáo dục và ??ào tạo tỉnh Cao Bằng gặt hái được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể:


Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng Trần Hồng Minh trò chuyện với cán bộ quản lý,
giáo viê;n tỉnh Cao Bằng

 

Về quy mô, mạng lưới trường, lớp của tỉnh Cao Bằng được quy hoạch, sắp xếp hợp lý và từng bước hoàn thiện, hệ thống trường nội trú, bán trú ngày càng được củng cố và phát triển. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm, đẩy mạnh, đến nay đã đạt 93,33% chỉ tiê;u giai đoạn 2021-2025. Tỷ lệ trình độ đào tạo của giáo viê;n đạt chuẩn, trê;n chuẩn chiếm trê;n 95%. Chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được duy trì và nâng cao. Đặc biệt, chất lượng giáo dục mũi nhọn của Tỉnh có nhiều khởi sắc, số lượng, chất lượng giải học sinh giỏi quốc gia hằng năm đều tăng. Học sinh tỉnh Cao Bằng hiện nay tự tin, mạnh dạn tham gia các sân chơi trí tuệ của khu vực, quốc gia và quốc tế về Robotics, đạt được một số kết quả nổi bật, tạo sự lan tỏa tích cực trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.


Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng Trần Hồng Minh chúc mừng 5 "Nhà giáo Ưu tú"
của Tỉnh

Năm học 2023-2024, toàn Tỉnh có 508 trường học với 6.069 phòng học (4.602 kiê;n cố, 1.404 bán kiê;n cố và 63 phòng học tạm) tổ chức 5.646 lớp học cho 133.594 học sinh. Toàn Tỉnh đã có 182 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm tỷ lệ 35%). Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm, đẩy mạnh, theo mục tiê;u của Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, đến nay, đã đạt 93,33%, dự kiến đến hết nhiệm kỳ sẽ vượt chỉ tiê;u. Nhìn chung mạng lưới trường lớp đáp ứng nhu cầu dạy và học của địa phương. Kinh phí đầu tư cho cho cơ sở vật chất ngày càng được được quan tâm và tạo điều kiện đầu tư tốt hơn, góp phần thực hiện các mục tiê;u giáo dục đối với từng cấp học, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Hiện, Tỉnh vẫn còn 829 điểm trường, nhiều nhất ở cấp mầm non; số phòng học bán kiê;n cố và tạm còn khá cao, giao thông và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương đa số còn khó khăn đã ảnh hưởng đến công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia. Trong các năm tiếp theo, Tỉnh vẫn cần nhiều nguồn lực để thực hiện tốt hơn việc đáp ứng mạng lưới trường lớp học.


Đội tuyển Robotics 11 Cao Bằng tham gia Giải vô địch Thế giới VEX Robotics World Championship 2023
và bứt phá từ top 1.187 lê;n top 183 thế giới


Toàn tỉnh hiện có 11.860 cán bộ quản lý và giáo viê;n; tỷ lệ trình độ đào tạo của giáo viê;n đạt chuẩn, trê;n chuẩn chiếm trê;n 95%. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học công nghệ đã trở thành một trong những nhiệm vụ bắt buộc đối với giáo viê;n và cán bộ quản lý trong công tác dạy học và quản lý, điều hành, giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc. Tuy nhiê;n, đội ngũ giáo viê;n vẫn chưa đảm bảo về số lượng và cơ cấu. Tình trạng thiếu giáo viê;n kéo dài, đặc biệt là thiếu giáo viê;n các môn học mới (tiếng Anh, Tin học), thiếu nhiều ở các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Công tác đầu tư cho lĩnh vực giáo dục trê;n địa bàn Tỉnh được thực hiện hầu hết từ nguồn lực Nhà nước, nguồn ngân sách địa phương và huy động thê;m từ các nguồn vốn xã hội hóa. Dự kiến, sau khi hoàn thành công tác mua sắm năm 2024, nhu cầu về thiết bị dạy học phục vụ công tác triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đạt khoảng 75%. Cơ sở vật chất, thiết bị ngày càng được tăng cường, hiện đại hóa; hệ thống phòng học, phòng học bộ môn, chức năng và các hạng mục phụ trợ dần được kiê;n cố hóa; trang thiết bị dạy học từng bước được bổ sung, đáp ứng nhu cầu dạy học, sinh hoạt của cán bộ, giáo viê;n và học sinh. Trong đó, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ngoại ngữ được chú trọng đầu tư, đội ngũ giáo viê;n ngoại ngữ được bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng; chương trình dạy học thường xuyê;n được cập nhật.


Các cơ sở giáo dục trê;n địa bàn Tỉnh được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị,
đáp ứng yê;u cầu dạy và học

Với những nỗ lực trê;n, chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trê;n địa bàn tỉnh Cao Bằng được duy trì và nâng cao. Đặc biệt, chất lượng giáo dục mũi nhọn của Tỉnh có nhiều khởi sắc, số lượng, chất lượng giải học sinh giỏi quốc gia hằng năm đều tăng. Học sinh tỉnh Cao Bằng tự tin, mạnh dạn tham gia các sân chơi trí tuệ của khu vực, quốc gia và quốc tế về Robotics, đạt được một số kết quả nổi bật, tạo sự lan tỏa tích cực trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Bê;n cạnh đó, các cơ sở giáo dục trung học cũng phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở có chức năng hướng nghiệp trê;n địa bàn Tỉnh tổ chức các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp để giới thiệu, quảng bá về giáo dục nghề nghiệp, giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về giáo dục nghề nghiệp, góp phần tăng tỷ lệ học sinh tham gia học tập, đào tạo giáo dục nghề nghiệp sau tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông.


Tiết học thực hành tại Trường THPT Chuyê;n Cao Bằng


Trong thời gian t??i, để đáp ứng yê;u cầu đổi mới giáo dục, ngành Giáo dục và ??ào tạo tỉnh Cao Bằng xác định cần tiếp tục tăng cường công tác truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận của mọi tầng lớp Nhân dân đối với các hoạt động đổi mới của ngành Giáo dục. Tập trung xây dựng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viê;n đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng yê;u cầu đổi mới. Tích cực phối hợp với các đơn vị liê;n quan triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp căn cơ, lâu dài để khắc phục hiệu quả tình trạng thiếu giáo viê;n, đặc biệt là đối với các môn học đặc thù và tại các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục đào tạo trê;n địa bàn Tỉnh.


Tiết mục Hát then tại Lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú
tỉnh Cao Bằng


Tiếp tục rà soát, sắp xếp, quy hoạch mạng lưới trường lớp theo hướng khoa học và hiệu quả. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng yê;u cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mở rộng hệ thống các trường phổ dân tộc bán trú; củng cố, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú; phát triển trường Trung học phổ thông Chuyê;n, trường phổ thông chất lượng cao, tạo nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tỉnh. Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và định hướng trê;n, Sở Giáo dục và ??ào tạo tỉnh Cao Bằng đang tích cực tham mưu cho Tỉnh xây dựng và triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, mũi nhọn giáo dục phổ thông giai đoạn 2024-2030” nhằm tạo sự chuyển biến đột phá, chiến lược về chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh Cao Bằng./.

Nguyễn Ngọc Thư
Giám đốc Sở Giáo dục và ??ào tạo tỉnh Cao Bằng

 

Link Tải Xuống thẻ cao và thấp